Phân biệt Sư Tử Đá Trung Quốc Và Sư Tử Đá Việt Nam 

Sư Tử Đá Trung Quốc
Phân biệt Sư Tử Đá Trung Quốc Và Sư Tử Đá Việt Nam 
Phân biệt Sư Tử Đá Trung Quốc Và Sư Tử Đá Việt Nam

Trước đây có rất nhiều quan điểm trái chiều về Sư Tử Đá Trung QuốcSư Tử Đá Phong Thủy của Việt Nam, nhưng chung quy lại vẫn là mục đích giữ gìn bản sắc văn hóa nghệ thuật điêu khắc của quốc gia, tránh sự ngoại lai làm mất đi nét đẹp vốn có của linh vật phong thủy này. Khi sự kiện này diễn ra, cộng đồng đã dành nhiều mối quan tâm hơn đến việc làm thế nào để phân biệt được Sư Tử Đá của hai quốc gia này, để có thể tránh sự nhầm lẫn không đáng có. Sau đây, xin mời quý đọc giả cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích cùng Tượng Đá Đức Toàn về chủ đề bên dưới đây nhé!

Sự Ra Đời Của Sư Tử Đá Trung Quốc

Sự Ra Đời Của Sư Tử Đá Trung Quốc
Sự Ra Đời Của Sư Tử Đá Trung Quốc

Sư tử Đá Trung Quốc được du nhập từ Đại Nguyệt Thị Quốc thuộc Tây Vực vào thời Chương đế Đông Hán. Đây được coi là lễ vật tiến cống hiến cho Hoàng Đế. Khi Phật Giáo gia nhập vào Trung Quốc thì hình ảnh của Sư Tử được xuất hiện trong kinh điển. Trích từ tác phẩm “Đăng Hạ Lục” ghi rằng khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, “Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất” sư tử gào lên: “Trên trời đất dưới, mình ta độc tôn”. Ngoài ra, Núi Ngũ Đài là đạo tràng của Bồ Tát Văn Thù, có ghi chép nói rằng vị Bồ Tát cai quản trí tuệ nhân gian này khi tới núi Ngũ Đài hiển linh đã cưỡi Sư Tử. Về sau, hình tượng Sư Tử cũng dần được chuyển hóa qua trí tưởng tượng trên nên tảng vốn có của nó, dẫn đến hình tượng Sư Tử Đá ngày nay mà chúng ta vẫn thường được nhìn thấy.

Kiến Trúc Sư Tử Đá Qua Các Thời Đại

Linh vật này là biểu trưng cho sự uy nghiêm và tôn quý, do đó Sư Tử Đá đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc.

Kiến Trúc Sư Tử Đá Qua Các Thời Đại
Kiến Trúc Sư Tử Đá Qua Các Thời Đại

Thời Đường Hán

Hình bóng Sư Tử Đá xuất hiện tại các lăng mộ và nghĩa trang các dòng họ danh gia vọng tộc. Tuy chưa được sử dụng rộng rãi và chỉ xuất hiện ở trước cổng lăng tẩm, nhà mồ cùng được đặt với tượng của Ngựa Đá, Dê Đá… với mục đích khiến cho con người kính sợ.

Thời Đường Tống

Về sau thì Sư Tử Đá được sử dụng rộng rãi trong dân gian hơn. Việc đặt trước cổng cặp Sư Tử Đá giống như có hình Thần thú gác cổng, bảo hộ gia môn, xua đuổi tà khí, vừa thẫm mỹ lại vừa nạp phúc, lộc, đón cát tường.

Thời Nhà Thanh, Thời Hán Đường, Thời Nhà Nguyên, Thời Nhà Minh

Sư Tử Đá ở các triều đại khác nhau thì có sự khác nhau, cho đến triều nhà Thanh thì điêu khắc Sư Tử Đá về cơ bản đã cố định hình dáng. Dưới thời Hán Đường thì mang vẻ cường tráng và dữ tợn. Còn tại thời nhà Nguyên thì gầy nhưng vẫn thể hiện sự hùng tráng mạnh mẽ và dưới thời nhà Minh thì khá ôn hòa, hiền lành.

Sự Ra Đời Của Sư Tử Đá Việt Nam

Sư tử chùa Hương Lãng thời Lý
Sư tử chùa Hương Lãng thời Lý

Tại Việt Nam trong Phật giáo khi nhắc đến cặp Sư Tử Đá là nhắc đến biểu tượng của sức mạnh, oai linh và tuân phục. Linh vật này trợ giúp cho Phật pháp như tượng Hộ pháp cưỡi sư tử ở di tích chùa Bà Tấm tại Gia Lâm, thủ đô Hà Nội. Từ thời nhà Lý, Sư tử Đá được gia nhập vào Việt Nam theo xu hướng của Ấn Độ, mang ý nghĩa là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo Việt Nam, qua thời gian tồn tại và phát triển theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong khi đó tại Trung Quốc được thấy mẫu sư tử đá canh gác tại Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh và có mặt ở các mộ táng quan lại và những nhà giàu Trung Quốc.

Hình Tượng Của Sư Tử Đá Trung Quốc

Hình Tượng Của Sư Tử Đá Trung Quốc
Hình Tượng Của Sư Tử Đá Trung Quốc

Theo chuyên gia nghiên cứu công trình liên quan đến Sư Tử Đá từ cổ tới kim thuộc mỹ thuật Tung Quốc đã rút ra những điểm tiêu biểu về Sư Tử Đá ở nước này có đầu to, tỷ lệ ước lượng khoảng 1/3, ngực nở, chân mập, móng vuốt sắc nhọn, có thân hình to lớn, vạm vỡ, lông tại đỉnh đầu tạc hình khối nổi, mắt có hình tròn và miệng thì hình vuông, mũi cao, răng sắc nhọn, nhưng tai thì nhỏ như chiếc lá xếch ngược, có râu và lông tại ức hàm, Sư Tử đực thì có bờm. Có dải băng hay  lông dài phủ lưng, có nhiều hình dạng đuôi thông thường là hình chiếc lá, bàn tay hoặc búi sợi tơ, giữa ức có đeo lục lạc và có lông xoắn và có đai gấm. Tượng Sư vạm vỡ Tử đực xuất hiện với hình ảnh đạp cầu, còn tượng Sư Tử cái là nô đùa với con của chúng. Tượng Sư tử Trung Hoa thường cúi đầu xuống, miệng tuy há nhưng không phải là tư thế để Sư Tử có thể gầm vang

Hình Tượng Của Sư Tử Đá Việt Nam

Sư tử đá của Việt Nam có tạo hình rất nuột nà, mềm mại, trang trí cực kỳ tinh mỹ, mang nhiều nét dân gian, có phần gần giống Hổ hoặc Lân, là những con sư tử dạng cách điệu. Những đặc điểm của hình tượng Sư Tử Đá Việt khác với sư tử đá Trung Hoa như sau: Chân sư tử không đạp cầu mà chân đạp lên ngọc, miệng Sư Tử răng không sắc nhọn, hàm răng có số lượng lớn, trong miệng thường ngậm viên ngọc lớn. Tượng Sư Tử Đại Việt thường phủ kín bằng những khoáy lông ảnh hưởng bởi mỹ thuật Chăm Pa. Một điều đặc biệt nữa là chỉ có hình Tượng Sư Tử đực chứ không có Sư Tử Cái, không có hình ảnh Sư Tử nô đùa với con.

Sư Tử Đá thời Trần Hồ
Sư Tử Đá thời Trần Hồ

Sư tử Đá Việt không đặt trên những bệ cao với tỷ lệ các bệ không quá 1/5 chiều cao cả thân. Trong khi đó tỷ lệ này ở tượng sư tử đá Trung Hoa thường là 1/3 và đặt tượng lên các bệ cao cộng với dáng cúi xuống hăm dọa luôn tạo cảm giác chột dạ, kinh hãi. Điều này hoàn toàn không có ở những hình tượng truyền thống của Tượng Sư Tử Việt.

Những đặc điểm khác để phân biệt hình tượng Sư Tử Đá Việt so với Sư Tử Đá Trung Hoa như sau: Chân sư tử không đạp cầu mà chân đạp lên ngọc; Miệng sư tử răng không sắc nhọn, hàm răng có số lượng lớn, trong miệng thường ngậm viên ngọc lớn.

Chữ Vương Trên Trán Sư Tử Đá Việt

Dấu hiệu ấn tượng đầu tiên để nhận ra Sư Tử Việt là chữ Vương trên trán, một dấu hiệu rất dễ nhận biết nhưng cũng không ít người chú ý.

Tượng Sư tử thời Lý
Tượng Sư tử thời Lý

Nghiên cứu cho thấy nó liên quan đến Sư tử Vương trong kinh điển Phật giáo, theo từ điển Phật học Hán Việt có viết: “ SƯ TỬ VƯƠNG – Vua trong loài Sư Tử, được ví như chư Phật Bồ-Tát không có điều gì là sợ sệt. Hay còn gọi là Đại Sư Tử Vương nhằm bày tỏ sự tôn kính Phật. Một điểm nhấn quan trọng của Sư Tử Đá Đại Việt nói riêng và tất cả các linh vật quan trọng khác là miệng thường ngậm ngọc, trong nhiều trường hợp chân còn nắm lấy ngọc báu. Chính viên ngọc trong miệng sư tử nó mang ý nghĩa trái ngược với những chiếc răng nanh sắc nhọn, muốn nhấn mạnh sức mạnh này là để phụng sự cái Thiện cho Phật pháp. Ngoại trừ chữ Vương trên trán của Tượng Sư Tử Đại Việt còn có những đặc điểm tạo hình riêng khác không thể lẫn được với Sư Tử theo mẫu của các nước Đông Nam Á khác và Trung Hoa.

Tìm Mua Vật Phẩm Phong Thủy Sư Tử Đá Ở Đâu ?

Tượng Đá Đức Toàn là địa điểm quen thuộc của nhiều khách hàng trên địa bàn Đà Nẵng thuộc Làng đá Non Nước nói riêng cả nước nói chung, cùng những sản phẩm đá điêu khắc từ cẩm thạch tự nhiên hàng đầu. Do đó, có rất nhiều mẫu mã đa dạng của Tượng Sư Tử Đá Non Nước tại đây. Đồng thời là xưởng sản xuất trực tiếp nên giá cả vô cùng phải chăng cùng với đội ngũ nghệ nhân tay nghề cao. Chúng tôi luôn luôn đáp ứng những nhu cầu tốt nhất cho bạn!

Đức Toàn – Cơ Sở Điêu Khắc Tượng Đá Mỹ Nghệ Non Nước Đà Nẵng
Đức Toàn – Cơ Sở Điêu Khắc Tượng Đá Mỹ Nghệ Non Nước Đà Nẵng

Nếu Bạn đang tìm chọn một địa điểm uy tín để đặt mua Vật Phẩm Phong Thủy Sư Tử Đá thì Tượng Đá Đức Toàn là cơ sở mà bạn có thể tham khảo chọn lựa ngay lúc này. Đến với chúng tôi, mỗi niềm tin trao đi là một lần nhận lại giá trị xứng đáng! Chúng tôi chuyên điêu khắc và cung cấp các loại tượng cẩm thạch Công Giáo đa dạng với nhiều kích thước khác nhau mà khách hàng mong muốn.

Chúng tôi cam kết với các sản phẩm mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng như:

  • Chăm sóc khách hàng 24/7.
  • Sản phẩm chất lượng cao cấp với giá cả tốt nhất.
  • Bảo hành sản phẩm trọn đời.
  • Cung cấp dịch vụ chế tác theo mẫu mã, kích thước theo yêu cầu.
  • Vận chuyển và lắp đặt tận nơi.
  • Thời gian hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết.
Hình ảnh cơ sở Tượng Đá Đức Toàn vận chuyển hàng hóa và lắp đặt tận nơi
Hình ảnh cơ sở Tượng Đá Đức Toàn vận chuyển hàng hóa và lắp đặt tận nơi

Thông tin liên hệ

Một số câu hỏi về Sư Tử Đá Trung Quốc

Sư tử đá Trung Quốc là gì?

Sư tử đá Trung Quốc là một loại tượng đá được chạm khắc bằng đá tự nhiên có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sư tử đá Trung Quốc thường được đặt trong các công trình kiến trúc hoặc sân vườn để tạo điểm nhấn, mang ý nghĩa phong thuỷ.

Sư tử đá Trung Quốc có ý nghĩa gì?

Sư tử đá Trung Quốc được xem là biểu tượng may mắn, phú quý, sức mạnh và địa vị cao trong xã hội. Nó cũng được coi là một vật phẩm phong thuỷ giúp trấn trạch, hóa giải tai ách và mang lại may mắn cho gia chủ.

Sư tử đá Trung Quốc được làm từ loại đá nào?

Sư tử đá Trung Quốc được làm từ các loại đá tự nhiên như đá đen, đá xanh, đá đỏ, đá trắng, đá hoa cương, đá hoa vân… Tuy nhiên, loại đá phổ biến nhất được sử dụng để chạm khắc sư tử Trung Quốc là đá đen.

Làm thế nào để chăm sóc sư tử đá Trung Quốc?

Sư tử đá Trung Quốc cần được lau chùi thường xuyên để tránh bám bụi và sử dụng các chất tẩy rửa phù hợp để loại bỏ các vết bẩn. Ngoài ra, cần tránh va đập mạnh và đặt sư tử đá Trung Quốc ở nơi thoáng mát.

Giá cả của sư tử đá Trung Quốc thường là bao nhiêu?

Giá của sư tử đá Trung Quốc phụ thuộc vào kích thước, mẫu mã, độ chi tiết và chất liệu đá. Giá cả có thể dao động từ vài trăm nghìn đồng đến hàng triệu đồng tùy thuộc vào mức độ phức tạp và yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về sự phân biệt giữa Sư Tử Đá Trung Quốc và Sư Tử Đá Việt Nam mà Tượng Đá Đức Toàn mong muốn gửi đến bạn. Ngoài ra, khi có bất kỳ thắc mắc hay muốn đặt mua các sản phẩm vật phẩm phong thủy nào khác, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc và phục vụ bạn nhé! Chúng tôi luôn hy vọng sẽ trở thành đối tác thân thiết và hướng tới sự cam kết gắn bó lâu dài cùng bạn.

 

5/5 - (1 bình chọn)