Được mệnh danh là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Đà Nẵng thu hút khách du lịch không chỉ với những bãi biển tuyệt đẹp, khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ, mà còn với công trình xây dựng tiên tiến, đặc biệt là những cây cầu bắc qua sông ở trung tâm thành phố. Đà Nẵng cũng thu hút du khách bởi di sản văn hóa phong phú, bao gồm các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng. Ở bài viết này, chúng ta hãy đi tìm hiểu một số làng nghề truyền thống đặc trưng ở Đà Nẵng.
I. Làng nghề truyền thống là gì?
“Làng nghề truyền thống” là một cụm từ không quá xa lạ đối với chúng ta. Chúng ta thường biết đến cụm từ này qua truyền hình hay trên sách, báo, tài liệu,… tuy nhiên không phải ai cũng có cái nhìn tổng quát, hiểu rõ thế nào là làng nghề.
Hiện nay, các làng nghề truyền thống đều có thể được tìm thấy trên khắp Việt Nam ở tất cả các vùng miền. Những làng nghề này có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời, lưu truyền những nghề phổ biến được ông cha ta truyền lại từ đời này sang đời khác. Một mặt, việc duy trì làng nghề truyền thống sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm của người dân trong vùng, đây vừa là mục tiêu, vừa là nguyên nhân.
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm.
Truyền thống là những tập tục, thói quen, những kinh nghiệm xã hội hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người được truyền nối lâu đời từ đời này qua đời khác.Tuy nhiên, không phải truyền thống nào cũng cần được lưu giữ và phát huy; chỉ nên ủng hộ những phong tục tốt đẹp của gia đình, dòng họ, đồng thời phải loại bỏ những gì lạc hậu, lạc hậu để giữ những truyền thống xấu. truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc và của đất nước Việt Nam nói chung.
Từ nghiên cứu trên, ta có thể hiểu rằng “Làng nghề truyền thống” là một địa phương, một vùng lãnh thổ mà phần lớn người dân kiếm sống bằng một nghề nghiệp cụ thể được truyền từ cha mẹ sang con cái mang đậm bản sắc văn hóa và dân tộc và được công nhận bởi nhiều người.
II. Một số làng nghề truyền thống ở Đà nẵng
1. Làng nghề ẩm thực truyền thống
Làng nghề nước mắm Nam Ô Đà Nẵng
Địa chỉ: Phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Nam Ô là một cộng đồng đánh cá nhỏ hiện là một phần của Làng nghề truyền thống Đà Nẵng tọa lạc phường Hòa Hiệp và quận Liên Chiểu của Đà Nẵng. Làng nghề truyền thống Đà Nẵng – Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành từ khoảng đầu thế kỷ 20. Nó nằm ở cửa sông Cu Đê và dưới chân đèo Hải Vân. Nổi tiếng từ lâu với độ đạm cao, hương vị đặc trưng và phương pháp làm nước mắm truyền thống sử dụng nguyên liệu cá cơm là làng Nam Ô.
Làng nghề làm nước mắm Nam Ô rất đặc biệt bởi công thức đặc biệt của người dân tại nơi này. Để giữ được độ đạm cao của cá, nước mắm Nam Ô được sản xuất bằng loại cá cơm chỉ được lấy từ những con cá có kích thước vừa phải được đánh bắt vào tháng 3 âm lịch. Để tạo ra hương vị đậm đà nhất từ nước mắm, người ta ngâm nước mắm trong chum làm bằng gỗ mít, để nơi tối, khô ráo, nhiệt độ thấp và tránh gió lùa. Ngoài ra,Người dân ở đây là mắm theo một công thức và quy trình nghiêm ngặt. Cá tươi vừa bắt lên sẽ được rửa lại với nước biển, không rửa bằng nước ngọt làm giảm độ tươi ngon của cá. Khoảng 200 cá được muối trong chum gỗ mít, sau 12 tháng cho ra 100 lít mắm cốt ngon, loại 1. Mắm loại 2, loại 3 sẽ có giá rẻ hơn.
Làng nghề bánh khô mè truyền thống ở Đà Nẵng
Địa chỉ: Làng Cẩm Lệ thuộc phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đặc điểm: Bánh khô là đặc sản của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng có lẽ bánh khô mè sản xuất tại làng Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả.
Làng nghề làm bánh khô mè Cẩm Lệ có 6 lò làm bánh, hơn 50 lao động, trong đó người đi “tiên phong” là bà Huỳnh Thị Điểu, tên thường gọi là bà Liễu. Bánh khô mè mang nhãn hiệu bà Liễu ngày nay là một đặc sản của Đà Nẵng khá nổi tiếng.
Từ những năm 1950 của thế kỷ 20, bánh khô mè đã lên ngôi. Làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ xưa thuộc phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thuộc khu vực Cẩm Bắc, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km. Bánh khô mè đã trải qua nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được độ giòn, ngọt và thơm như thuở ban đầu.
Bánh khô mè được chia ra làm 2 loại phổ biến: bánh khô nổ và khô mè, được chế biến cực kỳ cầu kì và chăm chút. Từng chiếc bánh nhỏ xinh, đều thẳng táp được nặn ra từ đôi bàn tay nghệ nhân. Bánh khô nổ sẽ được lăn với gạo nổ thành bỏng, cắn vào nghe giòn rụm, bánh khô mè được lăn qua một lớp mè thơm phức, bùi bùi.
Khi đi du lịch Đà Nẵng, đừng quên ghé qua nơi đây, thưởng thức miếng bánh khô mè tại làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng, nhâm nhi chút trà, bạn sẽ cảm thấy trải nghiệm này là có một không hai ở thành phố biển này.
2. Làng nghề thủ công ở Đà Nẵng
Làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Địa chỉ: xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Bạn sẽ cần di chuyển khoảng 40 phút để đến Làng Chiếu Cẩm Nê, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 16 km về phía Nam. Làng nghề truyền thống Đà Nẵng – Làng chiếu Cẩm Nê nổi tiếng với nghề chiếu thủ công đúng như tên gọi.
Làng chiếu Cẩm Nê nằm khép mình cạnh sông Cẩm Lệ, làng chiếu Cẩm Nê đầy sắc màu nhưng cực kì tĩnh lặng. Từng đợt chiếu cói đủ sắc màu phơi dọc đường đi lối về của ngôi làng nghề thủ công ở Đà Nẵng. Người lớn ngồi cạnh nhau, thoăn thoắt đan chiếu. Chiếu được dệt, phơi khô, sau đó dùng dây đay buộc chặt hai đầu chiếu để hai đầu chiếu không bung ra. Để giữ được nét nghệ thuật của chiếc chiếu, công việc này cũng phải thật khéo léo đòi hỏi sự tỉ mĩ trong từng công đoạn của các nghệ nhân tại Làng nghề truyền thống Đà Nẵng – Làng Chiếu Cẩm Nê. Chiếu Cẩm Nê không chỉ được ưa chuộng bởi người dân địa phương, sản phẩm của làng chiếu đã được đi xa khắp cả nước và được tin dùng.
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước
Địa chỉ: Phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Từ trung tâm thành phố, đi xe máy khoảng 25 phút là đến làng đá Non Nước, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn và được bao bọc bởi núi Ngũ Hành Sơn. Bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những bức tượng Phật, các nhân vật anh hùng hay các nhân vật tâm linh với nhiều hình thù lớn nhỏ khác nhau tại làng nghề hình thành hơn 200 năm khiến địa điểm này trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi đến đây tham quan Đà Nẵng.
Làng nghề truyền thống Đà Nẵng – Làng đá mỹ nghệ Non Nước hay còn gọi là làng đá Non Nước. Cộng đồng thủ công lịch sử này, nằm ở chân núi Ngũ Hành Sơn, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và chạm khắc đá có một không hai. Theo người dân địa phương và các nghệ nhân lâu năm của Làng nghề truyền thống Đà Nẵng – làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng được hình thành từ lâu, khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Huỳnh Bá Quát là cái tên đã có công sáng lập làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống Đà Nẵng này hiện có hơn 500 cơ sở sản xuất, sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm mỹ nghệ độc đáo và đa dạng. Làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2014.
3. Làng nghề cổ nổi tiếng ở Đà Nẵng
Làng nghề cổ Túy Loan
Địa chỉ: xã Hòa Phong, huyện Hòa Phong, Đà Nẵng
Với hơn 500 tuổi, làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng là điểm du lịch cực kì cuốn hút khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng. Năm 1999, bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận đình làng Túy Loan thuộc nhóm di tích lịch sử cấp quốc gia. Làng được xây dựng để thờ kính công lao của vị vua Lê Thánh Tông, hiền triết đã có công mở rộng bờ cõi, dẹp yên ngoại xâm, giữ hòa bình cho đất nước Việt Nam.
Trải qua bao đợt trùng tu, làng cổ Túy Loan vẫn giữ được nét cổ kính với các đình làng, nhà cửa mang đậm nét kiến trúc xưa của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng. Đặc biệt, đình làng Túy Loan với nét đặc trưng 3 gian, 2 chái, cột, xà ngang chạm khắc hoa lá, rồng cách điệu, mây cuộn độc đáo.
Làng cổ Phong Nam
Địa chỉ: xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
Giống với làng cổ Túy Loan, làng cổ Phong Nam mang đậm nét kiến trúc của thời phong kiến, Việt Nam xưa. Thông tin thú vị là, làng cổ Phong Nam cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của công thần nhà Nguyễn – cụ Ông Ích Khiêm. Trước khi cái tên Phong Nam được ghi vào sổ sách, làng được đổi qua nhiều cái tên như làng Đà Ly, làng Phong Lệ.
Làng có nhiều cây cổ thụ mọc xuyên qua các công trình cổ, tạo vẻ huyền bí. Dịp nắng đẹp, khô ráo như khoảng tháng 4, tháng 8 là thời điểm tuyệt vời để đến thăm ngôi làng cổ Phong Nam. Du khách sẽ được chào đón và choáng ngợp với vẻ thơ mộng, huyền bí và cổ kính của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng.
>>> Xem thêm: Bạn có thể tham khảo thêm Làng đá mỹ nghệ Non Nước – Làng nghề điêu khắc đá nổi tiếng ở Đà Nẵng
III. Bảo tồn và phát triển những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng
Trước đây, ở Đà Nẵng có nhiều nghề thủ công truyền thống, như nghề đan lát ở thôn Yến Nê, làm nón lá ở thôn La Bông, nghề dệt chiếu ở thôn Cẩm Nê (xã Hòa Tiến); nghề làm thúng rái thôn Phước Hưng (xã Hòa Nhơn); nghề trồng và chế biến chè xanh thôn Phú Thượng (xã Hòa Sơn); nghề trồng và chế biến thuốc lá Cẩm Lệ; nghề làm bánh khô mè Cẩm Lệ; bánh tráng Túy Loan; nước mắm Nam Ô, nghề đan thuyền thúng đi biển ở phường Thọ Quang…
Hiện nay, nhiều nghề trong số đó đã mai một, một số khác tồn tại nhưng sản xuất ít, chủ yếu người cao tuổi bám trụ với nghề, như dệt chiếu Cẩm Nê (1 hộ), bánh khô mè Cẩm Lệ, bánh tráng Túy Loan (6 hộ). Nguyên nhân do phát triển đô thị hóa, các sản phẩm truyền thống làm ra không có thị trường tiêu thụ.
Chính quyền thành phố Đà Nẵng xem các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng là phần không thể thiếu của thành phố đáng sống, sự cổ kính xen kẽ nét hiện đại. Trước nguy cơ ngày biến mất của các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng, giám đốc bảo tàng Đà Nẵng cho biết sẽ kiểm kê đánh giá thực trạng của các làng nghề và lập các chính sách hỗ trợ mới để phát triển các làng nghề.
“Để làng nghề truyền thống thoát khỏi nguy cơ mai một, điều quan trọng là xây dựng được kế hoạch phát triển bền vững, như kết liên kết các ngành du lịch, đưa làng nghề thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn nằm trong lộ trình của du khách. Ý tưởng này tạo điều kiện mở rộng điểm đến cho ngành du lịch, đồng thời tạo thị trường, nguồn tiêu thụ rộng rãi cho sản phẩm thủ công truyền thống”- Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện – Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng chia sẻ.
Địa chỉ mua bán tượng đá chất lượng
Chúng tôi tự tin cam kết với các sản phẩm đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng như:
- Chăm sóc khách hàng 24/7.
- Sản phẩm chất lượng đá cao cấp với giá cả tốt nhất..
- Bảo hành sản phẩm trọn đời.
- Cung cấp dịch vụ chế tác theo mẫu mã, kích thước khách yêu cầu.
- Vận chuyển và lắp đặt tận nơi.
- Thời gian hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết.
Trên là thông tin các làng nghề cổ truyền thống nổi tiếng ở Đà Nẵng mà Tượng Đá Đức Toàn giới thiệu, ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm làng đá mỹ nghệ Non Nước – Làng nghề nổi tiếng Đà Nẵng
Sinh ra và lớn lên tại làng đá mỹ nghệ Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng – nơi hội tụ những nghệ nhân điêu khắc đá tài hoa, từ nhỏ Lê Hiền đã nuôi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật điêu khắc đá. Với bao năm kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực này, chị luôn đau đáu muốn lưu giữ và truyền bá kiến thức quý báu về điêu khắc đá thông qua blog của mình. Qua việc chia sẻ, chị mong muốn đem đến cho cộng đồng yêu thích nghệ thuật điêu khắc đá cơ hội để lan tỏa niềm yêu nghề và tình yêu với nghệ thuật.
Trải qua hàng loạt năm tháng hoạt động, chị cùng đội ngũ của mình đã và đang không ngừng sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đá vô cùng độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân. Từ Tượng Phật Đá, Tượng Đá Công Giáo, Tượng Động Vật phong thủy, Đồ Thờ Cúng, Đài Phun Nước Bằng Đá cho tới những loại Tượng Đá khác, mỗi sản phẩm đều thể hiện sự tinh tế và chất lượng. Chị luôn coi trọng chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu và cam kết giữ mức giá cạnh tranh nhất đối với mọi tác phẩm.