Hiển thị tất cả 28 kết quả

Một số câu hỏi về Cột Đá – Trụ Đá

Cột đá trụ đá là gì?

Cột đá trụ đá là những cột được làm bằng đá tự nhiên, được sử dụng để tạo ra kiến trúc và trang trí cho các công trình kiến trúc.

Cột đá trụ đá được sử dụng trong các công trình kiến trúc như thế nào?

Cột đá trụ đá thường được sử dụng như là các thành phần chính của kiến trúc, như trong các cổng, cầu, nhà thờ, lâu đài, hoặc để tạo ra các bức tường hoặc bức tường chắn gió.

Cột đá trụ đá có loại nào?

Cột đá trụ đá có nhiều loại, từ những cột nhỏ để trang trí đến những cột lớn để xây dựng công trình kiến trúc lớn hơn. Các loại đá khác nhau cũng được sử dụng để tạo ra các cột, bao gồm đá granit, đá cẩm thạch, đá vôi và đá xanh.

Cột đá trụ đá có ưu điểm gì?

Cột đá trụ đá có độ bền cao và có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt và môi trường khắc nghiệt. Nó cũng có tính thẩm mỹ cao và được sử dụng để tạo ra các công trình kiến trúc đẹp mắt.

Cột đá trụ đá có nhược điểm gì?

Cột đá trụ đá có thể tốn nhiều thời gian và chi phí để xây dựng do tính chất nặng và khó di chuyển của chúng. Ngoài ra, nó cũng có thể bị mài mòn bởi thời gian và các yếu tố môi trường, đòi hỏi sự bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên.

Mẫu cột đá nhà thờ, đình chùa đẹp nhất 2023 - Và mọi điều cần biết

Cột đá là hạng mục rất quan trọng và được sử dụng phổ biến ở trong kiến trúc của lăng mộ đá, từ đường, bảo điện, miếu,... ở trọng khuôn viên khu du tích. Hiện tại cột đá có nhiều kiểu mẫu và chủng loại khác nhau. Đây chính là hạng mục vô cùng quan trọng giúp cho việc bảo vệ những công trình vững chãi theo thời gian. Hãy cùng Tượng đá Đức Toàn tham khảo ngay những thông tin về cột đá ngay nhé! 

Cột Đá là gì?

Cột đá (1) Cột đá là điểm chịu lực của các công trình. Đây là điểm đặc sắc tiêu biểu để có thể thể hiện được cái hồn của các kiến trúc. Cột đá là 1 trong những phần không thể thiếu với bất kỳ nơi nào cho dù chỉ là đình, chùa hay các nhà thờ tộc. Những chất liệu đá núi để làm cột như: đá xanh đen và đá xanh rêu vì hai loại này màu sắc huyền bí mà không kém phần snag trọng. Đây cũng chính là điểm nhấn cho các công trình kiến trúc xưa nay ở không những Đông Phương và Phương Tây. Vật liệu cột sẽ là đá nguyên khối có rất nhiều màu sắc không giống nhau nên mang đến cho những cột đá vẻ đẹp nguyên sơ nên có thể hợp với bất kì không gian nào dù là gỗ. Tùy vào tay nghề của mỗi người thợ mà cột đá sẽ được biến hóa rất đa dạng với nhiều mẫu mã và kiểu dáng của cột cũng khư hoa văn khác nhau. Không những là điểm nhấn rất bắt mắt mà nó còn là điểm để chịu lực vô cùng vững chắc. Đây là phần được xem như là xương sống để đỡ cho cả ngôi trường. Do đó, ông cha ta xưa nay đã dùng chất liệu là đá núi để không gian mang đậm tính tâm linh. Vì cột đá được làm từ chất liệu trải qua mưa nắng nên có chất liệu vĩnh cửu. Dù có sử dụng trong thời gian dài thì nó vẫn luôn vững chãi, không bị sờn và làm chỗ dựa vô cùng vững chắc cho khối kiến trúc. Với vẻ ngoài rất cổ kính nên cột trụ đá lại càng thu hút nhiều người ưa chuộng theo năm tháng. Cột đá còn là nơi để ghi dấu của biết bao thế hệ cùng những câu đối của các bậc tổ tiên để răng dạy những con chau theo mặt văn hóa cũng như tâm linh. Nó là nơi được ghi dấu tất cả những ghi chép của các gia tộc. Cột đá vừa giúp nâng tầm những giá trị kiến trúc. Điều đó đã khiến những công trình mang theo ý nghĩa đặc biệt cho những người viếng thăm đến sau.

Công dụng của những cột đồng trụ bằng đá, cột đá ở hiên nhà thờ.

  Cột đá (1) Cột hiên nhà thờ, cột trụ, từ đường,... đã giúp đỡ những phần mái và chính là điểm để chịu lực vô cùng quan trọng của những công trình. Không những chỉ chống phần mái và làm khung cho cột trụ, cột hiên mà còn giúp trang trí cũng như tô điểm cho những công trình. Cột trụ, cột hiên đã được làm từ đá xanh nên sẽ có độ bền cao cùng với độ chịu lực rất tốt. Chính vì vậy, cột đá luôn sẽ là sự lựa chọn ưu tiên với những công trình từ đường, nhà thờ, đình chùa,… Cột trụ bằng đá luôn vượt chội hơn nhiều so với những chất liệu khác được làm từ cả hình thức, hình dáng đến cả màu sắc …. Càng lâu năm thì cột đá sẽ càng cổ kính. Điều đó tạo nên nét văn hóa vô cùng tâm linh cổ xưa. Cột đồng trụ đá là thứ không thể nào thiếu ở trong kiến trúc của  đền thờ, chùa, nơi thờ cúng tại Việt Nam. Cột không những giúp nâng đỡ cho những công trình mà còn chính là dấu ấn nghệ thuật vô cùng đặc sắc cũng như là biểu tượng tâm linh cho những kiến trúc như đình chùa, nhà thờ, từ đường,…. Cột đá là bộ phận rất quan trọng cũng như thiết yếu. Nó không thể nào thiếu dù ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt là những công trình kiến trúc có tính tâm linh. Ngoài tác dụng để nâng đỡ thì cột gia công và chế tác từ đá nguyên khối còn chính là yếu tố để ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của hầu hết các công trình. Do vậy, việc chọn mua được cột đá đẹp quan trọng cũng không kém với bất kỳ loại đồ nội thất nào.

Cấu tạo của những mẫu cột đá đẹp

Phần đầu cột

Phần đầu của cột chính là phần được rất nhiều người quan tâm hơn cả phần chân cột và phần thân. Phần đầu của cột thường sẽ có tỷ lệ vô cùng cân đối vói những phần còn lại cùng độ dày khoảng 15cm. Nó được thiết kế theo kiểu bóng đèn bát sen và sẽ được trang trí thêm chim dành dành tại 4 góc. Điểm khác biệt đối với những cột đồng trụ đá sẽ thường có cấu tạo khá phức tạp hơn bao gồm tảng, bóng, đao, quả dành dành, nghê, búp sen, bát, thân hoặc đèn…

Phần thân cột

Phần thân của cột thì thường sẽ có chiều dài tương xứng với những kích thước theo thực tế của các công trình. Điểm dặc biệt là ở trên phần thân của cột thì thường sẽ được điêu khắc những họa tiết hoa văn điêu khắc vô cùng tinh xảo rất phù hợp với những ý nghĩa của toàn kiến trúc. Những hoạ tiết trên có thể chính là những văn tự cổ, tứ quý,  thơ đối, bộ tứ linh,… Hay những hình ảnh khác tượng trưng cho các tôn giáo như Thánh giá Đạo Công Giáo, đài sen của Phật. Hầu như nghệ nhân sẽ điêu khắc đá bằng những lối đục khắc vô cùng đặc sắc nên có thể tạo được hiệu ứng 3D để làm nổi bật lên được các đường nét cũng như hình khối của các hoa văn. Đây cũng chính là sự tài hoa của các những người làm nghề điêu khắc đá lâu năm làm đá mỹ nghệ mà chỉ một số ít người mới có thểcũng có thể làm được.

Phần chân cột đá

Giống với móng nhà thì phần chân của cột đá thường sẽ có vai trò chịu trách nhiệm nâng đỡ cho toàn bộ cột. Do vậy, phần chân cột thông thường có kích thước rất lớn hơn cả phần thân để giúp cân bằng và chịu được lực tốt. Thường thì phần đá tảng của cột sẽ được làm hết sức cầu kì, tỉ mỉ, công phu. Phần chân tảng đá phải có vai rộng, chắc chắn. Phần chân của cột cũng sẽ chia ra thành 2 phần là phần trên và phần dưới. Phần trên thường sẽ được khắc hình lá bồ đề khác với phần dưới thì sẽ khắc hoạ tiết của cánh sen. Hai hoạ tiết dạng lá bồ đề cũng như cánh hoa sen chính là những vật biểu thị sự thiện lương và trong sạch. Như những lời nhắn nhủ vô cùng sâu sắc của ông cha ta đó là hai đức tính rất quan trọng của con người Việt và cũng chính là cội nguồn của bất kể điều tốt đẹp nào. Thông thường thì phần chân của cột sẽ có hai loại đó là Tảng Bánh Giầy và Tảng Bồng Đá. Với những loại Tảng Bồng Đá thì đế sẽ có chiều cao từ khoảng 30 đến 55cm. Đây cũng chính là loại tảng đá được rất nhiều người chọn bởi vì độ chắc chắncũng như uy phong của nó. Những Tảng Bồng Đá sẽ bao gồm chỉ nạm ở bên trên, quả bồng nằm ở giữa và phần chân cột bên phía dưới. Tảng Bánh Giầy thì nhìn giống như cái bánh giầy khá tròn dẹp. Do đó, loại này chỉ thích hợp với những cột thấp và nhỏ hơn cột phượng trầu bởi không yêu cầu phần đế quá chắc chắn. Tuy nhiên, khi thi công ở những công trình thì Tảng Bánh Giầy trông rất cân đối và chắc khỏe. Tảng Bánh Giầy thường thì sẽ được cách điệu thành những hình hoa sen để nhìn đẹp mắt hơn.

Kích thước cột đá theo chuẩn phong thủy

Cột đá (1)
  • Đối với những công trình lớn thì cần thể hiện được sự uy nghiêm như là: nhà thờ tổ tiên, đình chùa thì cần những cột phải có độ vững chắc. Do vậy, kích thước tiêu chuẩn theo như phong thủy thường sẽ là tổng cao 261cm, phần thân rộng vuông là 25x25cm, phần đế là 40x40cm.
  • Đối với cột chính ở trong nhà thờ họ hay đình chùa thì cột nhà được thiết kế theo kiểu phong thuỷ thước Lỗ Ban để cầu mong sự ấm no, may mắn cho các gia đình thì nên chọn cột có kích thước tổng cao là 259cm, thân vuông là 30×30, đế là 45x45cm.
  • Với những công trình có phần nhỏ hơn như là gia đình thì kích thước tổng cao là 208cm, phần thân rộng vuông là 25x25cm, phần đế là 40x40cm. Đây đã là hợp lý cũng như đủ chắc chắn nhất.

Lựa chọn hoa văn trên cột đá

Cột đá (1)

Dù trong thời buổi công nghệ rất hiện đại, nhưng những hoa văn ở trên cột đá thường vẫn phải được những người thợ chạm khắc theo cách thủ công và tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ và hoàn hảo cho đến mỗi đường nét. Nên dù là bằng phương pháp thủ công hoàn toàn nhưng những hoa văn ở trên cột không chỉ tinh xảo rất đẹp mắt mà còn có nhiều ý nghĩa đặc biệt về tinh thần.

Khác với những nước phương Tây thì cột đá sẽ thường ít được chạm trổ lên trên cột mà màu sắc cũng như hoa văn vô cùng tự nhiên của chất liệu là đá nguyên khối. Thường thì người Việt sẽ thêm nhiều hoạ tiết rất đặc sắc lên các cột của mình. Hoa văn ở trên cột đá được gia chủ rất kỹ lưỡng từ khâu chọn lựa vật liệu cho đến khi thi công như nào cho phù hợp nhất không chỉ về tinh thần chung của cả công trình mà còn cả phong thuỷ. Hoa văn khắc trên cột sẽ được chọn lựa theo như phong tục tập quán hay văn hóa vùng miền cũng như tôn giáo. Ví dụ như cột đá được dùng ở chùa thì họa tiết theo Phật giáo là các hoa văn phổ biến bao gồm Tứ quý ( bao gồm Mai , Cúc, Trúc, Tùng) hay Tứ linh ( gồm: Long, Lân Quy, Phượng), Hoa sen, chữ Nôm, Câu đối chữ Hán. Còn có các hoa văn là Thánh giá của đạo thiên chúa giáo.

Hoa văn rồng trên cột đá mang ý nghĩa gì ?

Ngoài những loại hoa văn như chim muông, hoa lá hay cỏ cây như những hoa văn đã nói ở trên thì một loại hoa văn rất thông dụng ở trong văn hoá của người Viết Nam sẽ là hoa văn rồng được sử dụng ở trên cột đá. Từ xa xưa hình tượng rồng đã mang một sức mạnh vô cùng uy nghiêm của những bậc quân vương đứng đầu trên vạn người. Không chỉ vậy trong phong thuỷ thì rồng cũng chính là một linh vật với năng lượng rất lớn và thường được dùng để có thể trấn yểm trừ tà. Do đó, mà ở trong hầu hết những phù điêu hay tranh vẽ thì hoa văn chạm khắc cũng đều có chạm khắc hình rồng. Với thân dài uốn lượn cùng những chi tiết như vảy, đuôi, đầu làm cho rồng không những mang vẻ đẹp nghệ thuật rất uyển chuyển mà còn tạo được phần thần thái rất uy nghiêm. Chính vì điều đó mà đây cũng chính là những hoa văn thường được thấy nhất ở trên cột được làm bằng đá. Hình ảnh con rồng quấn quanh trên phần thân cột, miệng ngậm ngọc minh châu và phần đầu hướng về phía cửa giúp xua đuổi những điềm hung. Dù cho thời buổi công nghệ hiện đại đến đâu nhưng những hoa văn ở trên cột đá sẽ vẫn luôn được người thợ chạm khắc tỉ mĩ hoàn thiện một cách thủ công từng chi tiết nhỏ và phỉa thật hoàn hảo với đường nét nhỏ.

Rồng trong quan niệm của kiến trúc xưa

Từ thời xa xưa thì hình ảnh rồng đã gắn với sự tôn nghiêm hay sự cao quý. Nó mang trên mình một thần thái của những bậc thánh nhân. Người xưa sẽ thường dùng hình ảnh rồng để có thể so sánh với các thứ quyền lực khác. Rồng là vật để tượng trưng cho bậc vua chúa. Rồng thường xuất hiện ở trong các công trình kiến trúc khá xa hoa, trong tranh vẽ hay quần áo quý tộc. Nó gắn liền với sự uy quyền cũng như địa vị của bậc vua chúa. Hiện tại, rồng Châu Á sẽ được phác họa với móng chim ưng, đôi mắt quỷ, tai thú,  sừng nai, miệng lang, trán lạc đà, vảy cá chép, cổ rắn, chân cá xấu như để nói lên sự uy quyền tối thượng cũng như toát lên nét thần thánh của rồng. Chính vì vậy, rồng luôn xuất hiện ở trong các nơi linh thiêng như chùa, miếu, đình hay các ngôi nhà có chủ nhân gia thế quyền lực.

Những loại cột đá

Cột đồng trụ

Cột đồng trụ chính là một loại cột đá vô cùng đặc biệt và không thể thiếu ở bất cứ công trình kiến trúc nào. Những nơi mang ý nghĩa của cột đá vô cùng thiêng liêng như nhà thờ, điện thờ, miếu,... thường sử dụng cột đá trụ đồng. Cột đồng trụ đá được đặt ở cả hai bên nhà từ đường, ở trên đầu cột là bát đèn hay cột lửa lớn. Do đó, cột đồng trụ đá được mọi người gọi là cột lửa ở nhà thờ họ. Nó giống với ngọn đuốc với ý nghĩa soi sáng ở trong đêm tối, giúp xua tan những tà khí và những thứ đen tối đến trú ngụ, giữ cho vùng đất luôn bình an. Ngoài ra, ông bà xưa còn có nói là những cột đồng trụ bằng đá giống như người lính gác cổng ở nhà thờ họ và giữ cho chốn linh thiêng được trong sạch và yên bình. Chính điều đó mà các cột đồng trụ đá sẽ được thiết kế hết sức cầu kỳ. Điều đó vừa thể hiện sức mạnh cho dòng tộc vừa giúp mang lại những điềm lành cho các con cháu. Cũng chính vì ý nghĩa vô cùng đặc biệt đó mà mọi người sẽ thường chọn những chất liệu là đá núi để làm cột đồng trụ đá. Thường được dùng nhất là đá xanh rêu và đá xanh đen bởi vì hai loại đá này thường có độ bền cao, ít bay màu, đẹp mắt với mức giá rẻ. Chiều cao thường sẽ khoảng 4 - 7 m tuỳ vào yêu cầu của các công trình kiến trúc tâm linh. Đường kính cột thì khoảng 60 đến 80cm theo tỉ lệ phải cân xứng với chiều cao của cột. Các kích thước này sẽ đều được làm theo thước lỗ ban của phong thuỷ để đảm bảo được an toàn, có tính thẩm mỹ khá cao và đem đến những điềm tốt đẹp.

Cột đá nhà thờ họ

Nhà thờ họ được xem là di sản văn hoá ở tại mỗi địa phương. Nơi đây không những lưu giữ các văn bản rất quan trọng đối với một dòng tộc như là các sắc phong khen thưởng, gia phả, các bài vị, bàn thờ, văn tự cổ nhiều đời truyền lại, tượng thờ, điển tích về gia tộc từ bao đời, di ảnh cùng những câu chuyện. Nơi đây thường thì cũng trưng bày những di vật của người ở trong dòng họ. Do vậy, đây chính là nơi để cho con cháu có thể tưởng nhớ về tổ tiên, tìm hiểu thêm thông tin về gia tộc của mình và cũng vừa là di sản văn hoá lịch sử được thu nhỏ trong dòng họ. Những loại cột được làm bằng đá bắt đầu từ cột đồng trụ đá ở ngoài sân đến những cột nâng đỡ các công trình cũng như các cột để trang trí ở bên trong sẽ đều là điểm nhấn vô cùng quan trọng đối với nhà thờ họ. Thường thì cột nhà thờ họ được chia ra thành hai loại đó là cột ở trong nhà và cột ở bên ngoài. Những cột ở trong nhà sẽ thường có hình dạng trụ tròn còn đối với các cột hiên hoặc cột hàng rào ở bên ngoài thì có thể là dạng hình vuông hoặc tròn. Cấu tạo cột đá ở những nhà thờ họ gồm phần chân của cột và thân, tuy nhiên nó thường sẽ không có phần đầu như với những loại cột khác. Phần chân cột sẽ thường được các nghệ nhân chạm khắc hoa văn thông dụng là hoa lá và được cắt nhám. Còn phần thân thì sẽ là những hoa văn trông tinh xảo đẹp mắt nhất. Thường thì các cột bên ngoài như là cột hiên hay cột hàng rào thì sẽ được thiết kế trông vô cùng tinh xảo hơn những cột bên trong. Những cột với hoa văn mềm mại mà vô cùng tinh xảo hay những câu đối thơ cũng như văn tự cổ là nơi để cất giữ những giá trị văn hoá và để thể hiện được tấm lòng luôn nhớ về cội nguồn của những con cháu đời sau.

Cột hiên đá cho những ngôi nhà gỗ cổ truyền

Cột hiên được làm bằng đá chính là phần quan trọng và có nhiệm vụ giúp nâng đỡ cho phần mái và để làm trụ cả công trình kiến trúc. Đối với những ngôi nhà gỗ có khoảng 5 gian thì phải cần đến 4 hay 6 cột hiên được làm bằng đá để tạo được sự chắc chắn. Vì cột bằng gỗ thường luôn bị mục nát hay mối mọt nên người ta không dùng cột cho các ngôi nhà cổ. Ở điểm này thì cột đá chiếm ưu thế cao hơn. Không chỉ vậy, cột hiên còn giúp tăng tính thẩm mỹ và sự uy nghiêm cho những công trình. Thường thì những công trình như đình,  miếu, chùa, nhà thờ họ, các nơi thờ cúng sẽ được chế tác phần hiên và những cột hiên bằng đá. Mọi người nên chọn lựa chất liệu đá để có thể thay thế cho gỗ hoặc bê tông bỏi những điểm ưu việt vô cùng đặc trưng của đá. Cột hiên bằng đá chính là sản phẩm được làm từ chất liệu thiên nhiên hoàn toàn nên bền và có thể sử dụng trong thời gian dài mà không sợ bị tác động bởi ngoại cảnh, nứt vỡ,.... Cột đá sẽ đủ chắc chắn hơn những loại vật liệu khác để đảm bảo được những tiêu chuẩn khắc khe về kỹ thuật. Do vậy, những cột hiện được làm bằng đá luôn được mọi người ưa chuộng để đảm bảo an toàn hơn cho cả công trình. Phần hiên được coi như là mặt tiền của những kiến trúc. Do đó, các cột bằng đá sẽ làm cho diện mạo tổng thể ở bên ngoài được thêm phần trang nhã hơn. Thông thường các mẫu cột đá sẽ được chạm khắc một cách thủ công vô cùng tỉ mĩ và thích hợp với các chủ đề của kiến trúc. Do đó, cột hiên chính là phần không thể nào thiếu để có thể tạo nên công trình kiến trúc được đẹp hơn. Chất liệu để làm nên cột hiên thường sẽ là đá xanh đen, đá trắng, đá granite, đá vàng. Dựa vào nhu cầu cũng như sở thích của các cong trình mà gia chủ sẽ lựa chọn các loại đá cho phù hợp để hài hòa với tổng thể công trình và làm toát lên được những ý nghĩa hoa văn về tâm linh.

Cột đá xanh cho Nhà thờ họ/tổ hoặc từ đường

Đúng với cái tên thì chất liệu của các cột là những loại đá xanh được khai thác tự nhiên nguyên khối vô cùng bền đẹp. Màu của những cột đá xanh thường sẽ hợp nhất với những công trình như khu lăng mộ, nhà cổ, lăng mộ đá, các nơi thờ cúng, chùa, miếu, các công trình tâm linh khác… Đá xanh chính là loại đá phổ thông nhất trong những vật liệu để làm cột. Tuy màu sắc của đá xanh nguyên khối không đa dạng như những loại đá hoa cương hay đá cẩm thạch, tuy nhiên bề mặt của đá xanh khá nhám nên dễ dàng để chạm khắc.

Cột hiên bằng chất liệu đá vàng sử dụng cho Từ đường, Đình, Chùa, Bảo điện

Tương tự với cột bằng chất liệu đá xanh nguyên khối thì cột bằng đá vàng cũng làm từ các tảng đá khai thác từ tự nhiên. Nhưng ngoài sự chắc chắn vốn có của mình thì đá vàng cũng sẽ có màu sắc vô cùng lạ mắt, với chất lượng cao, mang theo hơi hướng có chút hoài cổ và rất thích hợp với những công trình kiến trúc như các ngôi đình, nhà thờ họ, chùa… Không những co tông màu ấm rất phù hợp với những kiến trúc từ gỗ, đình chùa, nhà truyền thống, nhà thờ họ thì cột bằng đá vàng còn rất được nhiều người sử dụng cho những ngôi biệt thự. Vàng chính là màu của phú quý và thịnh vượng. Khác với những loại đá vàng khác như đá marble vàng hay đá hoa cương vàng thì lại toát lên vẻ quý phái, sang trọng và hào nhoáng. Do vậy mà rất nhiều người yêu thích sử dụng đá vàng để làm cột hiên cho các ngôi nhà biệt thự.

Cột đá trắng nguyên khối Nhà thờ tổ, Từ đường

Cột đá trắng thì lại thường sử dụng cho những nhà thờ trong công giáo, nhà dân sinh hay một số kiến trúc khác mang đậm phong cách phương Tây. Đá trắng là những loại  đá marble, đá hoa cương hoặc đá cẩm thạch. Những loại đá này vốn có màu sáng cùng vẻ thanh cao và thuần khiết nên sẽ không cần phải chạm khắc nhiều thì vẫn rất trang nhã cũng như sang trọng. Ngoài ra, đá trắng tự nhiên nguyên khối sở hữu rất nhiều đặc tính vô cùng ưu việt như những thớ đá mịn nhưng lại có độ cứng cao, ít thấm nước và màu sắc sáng sủa không hề kém phần cổ kính. Những đặc điểm của loại đá trắng sẽ khiến cho những cột bằng đá không chỉ vừa bền vững mà vừa giúp cho những công trình giữ được vẻ đẹp lâu dài theo thời gian.

Cột đá tròn cho đình, chùa và nhà thờ tổ.

Giống với những gì đã nói ở trên thì cột đá tròn sẽ thể hiện được sự hoàn hảo, trọn vẹn vĩnh cửu. Do đó, cột tròn được rất nhiều người lựa chọn với những thiết kế của mình. Cột trọn sẽ bền hơn so với cột vuông bới dạng khối trụ nên cột tròn không có góc cạnh nhiều nên sẽ ít xảy ra trường hợp sức mẻ. Hạn chế của những góc cạnh còn có thể mang đến cảm giác được an toàn hơn cho mọi người hơn là những cột vuông. Phần đá kê chân cột tròn (phân chân cột) cũng sẽ được thực hiện vô cùng công phu. Để có thể đảm bảo được tính vững chãi thì phần chân của cột sẽ thường dày cũng như thô hơn so với phần thân và được chôn xuống dưới móng nền để có thể làm trụ đỡ cho những phần còn lại. Tuy nhiên không phải vì vậy mà phần chân cột sẽ trở nên thô kệch và ít được quan tâm. Chân cột sẽ được các người thợ có kinh nghiệm gọt đẽo để tạo hình với nhiều hoạ tiết đẹp mắt như lá hay hoa đồng bộ với phần thân. Cột tròn cũng sẽ rất thích hợp với những hoa văn tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại, uốn lượn theo dạng hình tròn như phượng, lân, rồng, kim quy hoặc tùng cúc trúc mai. Cột tròn được chạm khắc với những hoa văn rồng thường sẽ được gọi với cái tên là cột đá rồng.

Cột trụ vuông Nhà thờ họ

Cột đá vuông thường sẽ mang đến cảm giác mạnh mẽ và cứng cáp về mặt thị giác. Do đó, nó thường được sử dụng cho những công trình như: cột khu lăng mộ, cột đồng trụ đá, miếu thờ, cột cổng tam quan của nhà thờ họ,... Vì lẽ có bốn mặt nên những cột đá cũng sẽ thích hợp hơn cho việc chạm khắc những hoa văn tự nhiên của đá như: tứ linh (gồm long lân quy phụng) hay bộ tứ như tứ quý (gồm tùng cúc trúc mai). Hoặc những hoạ tiết có tính trùng lặp cũng như nối tiếp để có thể biểu hiện được sự kế thừa cũng như phát huy hay là trường tồn vĩnh cửu. Cột vuông rất thích hợp cho những bài văn tự cổ hoặc những cặp thơ đối không chỉ tạo sự cân xứng cho các mặt mà còn có giá trị về văn hoá.

Ý nghĩa các loại cột đá để lựa chọn phù hợp với phong thủy

Cột đá (1)

Những ý nghĩa sẽ được biểu tượng trên mỗi hình thức của cột. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay nhé!

Ý nghĩa cột của đá tròn

Theo như quan niệm về phong thủy thì cột tròn chính là biểu tượng của sự hoàn hảo và vẹn tròn. Bởi vì có hình tròn lại không điểm bắt đầu cũng như không điểm kết thúc. Do vậy, thiết kế của cột tròn ở trong nhà là mang tới sự trường tồn cũng như vĩnh cửu.

Ý nghĩa cột đá vuông

Cột vuông thì lại mang đến cho người nhìn cảm giác vô cùng cứng cáp. Vì vậy, những công trình lớn sẽ thường thi công loại cột đá vuông.Do đó, cột vuông chính là biểu tượng đặc trưng của sự mạnh mẽ, rắn rỏi đem đến ý nghĩa là bảo vệ và bảo bọc. Không những vậy, trong chữ Hán, thì hình vuông còn biểu trưng cho chữ Điền nên khi xây dựng xong cột vuông trong nhà là để hy vọng cho sự sinh sôi và ruộng đồng tốt tươi.

Ý nghĩa cột đồng trụ

Vì cột đồng trụ sẽ thường được đặt ở bên ngoài. Do đó, nó sẽ không được đấu cột mà ở trên đỉnh có bóng đèn, bát phượng và đao đèn, cao nhất chính là phượng trầu. Người Việt xưa, nay, thường xem côyj trụ đồng là cột lửa của các nhà thờ họ để mang đến cảm giác cột đồng như ngọn đuốc soi trong đêm tối, mang theo ý nghĩa xua tan tà khí cùng những điềm xui xẻo.

Báo giá cột đá tự nhiên mới nhất 2022

Để có được một bảng giá chi tiết để thi công thì phải dựa vào rất nhiều yếu tố như:
  • Kích thước những cột đá: phần kích thước của những cột đá càng lớn thì sẽ làm gia tăng chi phí càng cao. Tuy nhiên, kích thước của những cột cần phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng và thích hợp với mặt bằng chung của công trình. Do đó, bạn nên tham khảo những tư vấn của Tượng đá Đức Toàn Đà Nẵng trước khi quyết định chọn lựa và báo giá.
  • Chất liệu đá dùng để sản xuất: mỗi loại đá như: đá xanh đen ở Thanh Hoá, đá xanh Ninh Bình, đá vàng, đá trắng, đá xanh rêu hay là đá hoa cương (granite)… sẽ đều có những mức giá khác nhau. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới những mức giá thành của các công trình.
  • Hoa văn được chạm khắc trên cột: Những hoạ tiết tinh xảo và cò độ khó cao đến đâu thì cần phải đòi hỏi tay nghề của những người thợ cũng cao nên lương để trả cho thợ cũng phải đắt hơn. Thêm vào đó, nếu các mẫu cột càng phức tạp thì có thể sẽ cần đến khá nhiều nhân công để có thể hoàn thiện hay cần hoàn thành những cột đá trong thời gian gấp rút thì phần chi phí cũng sẽ có thể cao hơn.
  • Địa điểm để thi công lắp đặt: Cột thường sẽ có kích thước khá lớn nên việc vận chuyển sẽ phải cần có xe chuyên dụng cũng như vật hỗ trợ ở trong việc di chuyển cột và mang vác hàng lên xuống. Những địa điểm để thi công lắp đặt ở xa, trên vùng hẻo lánh hay địa hình trắc trở thì có thể sẽ phải phát sinh nhiều chi phí thêm cho việc vận chuyển, bốc hàng và thi công cột.

Địa chỉ làm cột đá uy tín

Nếu bạn đang có mong muốn tìm mua một cột đá được làm từ loại đá núi tự nhiên thì hãy liên hệ ngay với Tượng Đá Đức Toàn. Đây chính là đơn vị có rất nhiều năm kinh nghiệm ở trong lĩnh vực chạm khắc cũng như chế tác những sản phẩm được làm từ đá. Với nhiều kích cỡ cũng như mẫu mã nên bạn có thể thỏa sức lựa chọn.

 Tại đây chúng tôi cam kết về cả chất lượng và giá bán cột đá tốt. Bên cạnh đó, đơn vị cũng sẽ nhận đặt chế tác những sản phẩm mỹ nghệ theo yêu cầu của các gia chủ. Hãy liên hệ ngay với Tượng đá Đức Toàn qua các thông tin dưới đây ngay nhé!

  • Địa chỉ: Lô 56, hẻm Nguyễn Duy Trinh, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Hotline: 0905.228.579 Email: [email protected]

Fanpage: Cơ Sở Điêu Khắc sản phẩm Đá Mỹ Nghệ Đức Toàn

Trên đây, là những thông tin về cột đá tượng đá Đức Toàn muốn giới thiệu đến bạn. Hi vọng vơi những chia sẽ trên, bạn có thể chọn ra cho mình những sản phẩm cột đá đẹp.