Hiển thị tất cả 26 kết quả

Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát là ai? Ý nghĩa tượng Quan Âm Tự Tại Bồ Tát trong Phật Giáo là gì?

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Một trong những danh hiệu cao quý của Quán Thế Âm Bồ Tát là “Quán Tự Tại Bồ Tát”. Danh hiệu này mang ý nghĩa sâu sắc: Chỉ cần biết rõ quán chiếu, nhận thức rõ ràng về chính mình, thì giây phút đó bạn đã được tự tại rồi. Trong bài viết này, hãy cùng Tượng Đá Đức Toàn tìm hiểu ngay về tượng Quán Tự Tại Bồ Tát ngay nhé!

Giới thiệu chung về Quán Tự Tại Bồ Tát trong Phật Giáo

tượng quán tự tại bồ tát

Quan Thế Âm Bồ Tát, hay còn được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát, là hai danh xưng khác nhau dịch theo tiếng Hán. Trong thời kỳ Tây Tấn, Ngài Trúc Pháp Hộ được dịch là Quan Thế Âm, còn ở đời Đường, Ngài Huyền Trang Pháp Sư dịch là Quán Tự Tại. Tuy nhiên, cả hai tên đều có nguồn gốc từ tiếng Phạn (AVALOKITEŚVARA.AVA) và đều mang ý nghĩa “cùng khắp”.

Cùng đi sâu phân tích từ này để hiểu hết về ý nghĩa của nó nhé!

  • LOKITE: có nghĩa là “có thể nhìn thấy được tất cả mọi nơi trên cuộc đời này”.
  • ŚVARA: mang nghĩa là “vị chúa tể” – một bậc có quyền để hành xử mọi việc trong cuộc sống một cách tự do.
  • AVALOKITESVARA: đây chính là vị Bồ Tát thực hành Trí Tuệ Bát Nhã, đạt đến trình độ thâm sâu, quan sát đối tượng Đương Thể Tức Không. Đặc biệt, Ngài không bị cản trở bởi bất kỳ yếu tố giả hợp nào, và không bị ám ảnh bởi các ảo tưởng của đương thể. Chính vì thế, vị Bồ Tát này được gọi là “Quán Âm Tự Tại

Đó là lý do có 2 tên gọi là Quan âm Tự Tại Bồ Tát hay Quan Âm Tự Tại

Nhìn từ một khía cạnh khác, Quán Tự Tại Bồ Tát được gọi là như vậy bởi Ngài có khả năng quan sát tất cả công đức hòa hợp cùng chúng sinh, cũng như các Pháp tự do tự tại. Nhờ điều này, chúng sinh được giải thoát khỏi cảnh khổ và trải nghiệm sự an lạc và niềm vui trong cuộc sống. Chính vì điều này, Ngài còn được biết đến như là “Bậc có uy lực xem xét, có thể bảo hộ chúng sinh”.

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Ngoài ra, trong tiếng Phạn, còn có một danh từ khác dành cho Bồ Tát, đó là LOKITEŚVARA. Đây là từ hợp thành từ LOKITE (được hiểu là thế gian) và ŚVARA (được hiểu là Thế Tôn).

LOKITEŚVARA là một vị Bồ Tát nhìn thấu các Pháp trên thế gian là huyễn hóa. Đồng thời, Ngài cũng có thể điều dụng toàn bộ Danh Pháp trên thế gian một cách vô ngại, đã đạt đến Tự Tại. Bởi vì Ngài quán biết căn cơ của toàn bộ chúng sinh, sự giáo hóa cũng đạt đến Tự Tại. Tất cả những lý do trên, vì vị Bồ Tát này có đầy đủ sự Bi trí, lý sự vô ngại nên được gọi là Quán Tự Tại.

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Hồng danh Quán Tự Tại Bồ Tát cũng mang ý nghĩa trong pháp môn Quán Chiếu Thực Tại. Ngoài ra, danh hiệu này cũng dành cho các bậc Giác hữu tình đang tu hành bộ pháp môn QUÁN CHIẾU THỰC TẠI để hoàn thành và hướng đến tuệ giác siêu việt. Cũng được dùng để chỉ vị Bồ Tát đạt đến cảnh Lý Sự Vô Ngại hay quán đạt tự tại.

Một số kinh có đề cập đến Bồ Tát Quan Âm Tự Tại 

1. Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà la Ni

Trong Kinh này có lời dạy rằng: “Vị Bồ tát này có tên là Quán Tự Tại, vô lượng kiếp quá khứ, đắc quả vị Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, là đại bi nguyện lực, vì muốn khởi phát tất cả các hạnh Bồ Tát, làm an lạc, thuần thục các chúng sinh mà hiện thân thành Bồ Tát. Nên hết thảy chúng sinh, chư đại Bồ Tát, Đế Thích, Phạm Vương, Long Thần đều nên cung kính, chớ có khinh mạn”.

2. Bát Nhã Tâm Kinh

Trong kinh Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ Tát này được gọi là Quán Tự Tại, dựa trên pháp môn tu luyện của Ngài. Qua việc quán chiếu vào bản thân sâu sắc, Ngài nhận ra rằng năm uẩn không có tự tính và đều là sự giả tạm. Nhờ giác ngộ này, Ngài vượt qua được mọi đau khổ và ách nạn.

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Trong cuốn Bát Nhã Tâm Kinh, khu tán quyển thượng, giải thích của Ngài Khuy Cơ như sau: “Quán” nghĩa là chiếu, tức là trí tuệ thông suốt lẽ có không; “tự tại” nghĩa là tự do, tức là chỉ ra cái kết quả giải thoát đã đạt được. Xưa kia, khi tu hành Lục độ, ngày nay Ngài đã được kết quả viên mãn, và sự viên mãn này là nhờ vào trí tuệ quán chiếu, tạo thành được mười thứ tự tại. Mười tự tại này bao gồm:

  1. Thọ tự tại: tuổi thọ có thể kéo dài tùy ý.
  2. Tâm tự tại: không bị nhiễm mọi vấn đề liên quan đến sinh tử.
  3. Tài tự tại: có tài năng của dư giả, muốn là có được, điều này do tu hành bố thí mà có được.
  4. Nghiệp tự tại: chỉ làm điều thiện và khuyến khích mọi người cùng làm.
  5. Sinh tự tại: thọ sinh tùy theo điều mong muốn, điều này do giữ giới mà có được.
  6. Giải thoát tự tại: có thể biến hóa tùy ý muốn, điều này do nhẫn mà có được.
  7. Nguyện tự tại: muốn gì có được nấy, do tinh tiến mà được.
  8. Thần lực tự tại: thần thông tối thắng, điều này do định mà có được.
  9. Trí tự tại: biết tất cả lời nói, ngôn ngữ.
  10. Pháp tự tại: khế lý, khế kinh, khế cơ, do tuệ mà có được.

Bát Nhã Tâm Kinh cũng đề cập đến Mười tự tại này. Ngài Khuy Cơ cũng nói thêm rằng, Quán Thế Âm là vị Bồ Tát bổ xứ, là Đẳng giác Bồ Tát, không có một nơi khổ đau hay u tối nào mà ánh sáng từ bi của Ngài không thể soi sáng được. Vì Ngài có mười tự tại nên Ngài được gọi là Bồ Tát Quán Tự Tại.

Ý nghĩa của tượng Phật Bà Quan Âm Tự Tại

Tượng Phật Bồ Tát luôn được tạc theo hình tượng biểu diễn của các Bồ Tát. Vì vậy, hình tượng của Quán Tự Tại Bồ Tát khác với hình tượng thông thường của Phật Bà Quan Âm. Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát thể hiện tâm thế tự tại trong lúc tu hành của Bồ Tát, qua biểu hiện của khuôn mặt, tư thế ngồi, dáng đứng và các cảnh vật xung quanh.

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Nhìn vào tượng Quán Âm Tự Tại, người ta có thể cảm nhận sự ung dung, tự do và nhẹ nhàng của Ngài. Qua việc thờ cúng tượng Quán Âm Tự Tại, người tu hành cũng cảm nhận được sự tự tại khi tu hành theo hạnh nguyện của Bồ Tát. Thờ cúng tượng của Quán Âm Tự Tại mang ý nghĩa quan trọng đối với người chiêm bái và nhắc nhở chúng ta về việc tu hành. Khi chiêm bái tượng của Ngài, chúng ta phản tỉnh và tự nhìn lại cuộc sống của mình để biết làm thế nào để tu hành đúng đắn. Chúng ta cần luôn quan sát và tự soi vào chính mình, như Kinh Bát Nhã Tâm Kinh nói “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Điều này có nghĩa là không nhìn nhận lỗi lầm của người khác, mà là nhìn nhận lỗi lầm của bản thân và tự sửa đổi.

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Dần dần, khi tu hành đạt được trình độ “ngũ uẩn giai không” – tức là không còn ảnh hưởng bởi năm uẩn, cuộc sống thực sự đạt được sự tự tại, như Kinh nói “độ nhất thiết khổ ách”. Hiểu được ý nghĩa của tượng Quán Tự Tại, việc thờ cúng Ngài sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa trong việc thúc đẩy chúng ta tiến gần hơn đến trạng thái tự tại trong tu hành.

Những lưu ý khi thờ tượng Quán Âm Tự Tại tại gia

Ngày nay, nhiều gia đình chọn lập bàn thờ tại gia để thờ cúng. Việc bố trí bàn thờ tượng Phật Bà Quan Âm đòi hỏi sự tôn nghiêm và thành kính.

Trong bàn thờ không nên đặt tượng Quán Âm Tự Tại cùng các tượng phong thủy Đạo giáo. Phong thủy được ưa chuộng rộng rãi trong những ngôi nhà ngày nay, nhưng các tượng phong thủy như tượng Tam Đa hay tượng Quan Công nên được bày ở phòng khách hay phòng làm việc, không nên lẫn lộn trong bàn thờ.

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ tượng Phật Bà và thành tâm tụng kinh, niệm Phật hàng ngày. Thờ Phật trong nhà không phải để cầu xin những điều phàm tục, mà là để thấu hiểu và giác ngộ. Thờ Phật Bà Quan Âm là để thành kính dâng lên ngày tu quả, nhờ Ngài chỉ lối không bước vào sai lầm, không mất Tâm đạo. Trên bàn thờ Quán Âm Tự Tại, gia chủ nên chuẩn bị bát hương, chén nước, bình hoa và hoa quả sạch sẽ. Khi cúng Phật Quan Âm, không cần sử dụng mâm lễ phức tạp, chỉ cần cầm nhang đèn và hoa tươi, thành tâm dâng lên Ngài. Khi khói hương không còn bay và ánh đèn không còn sáng, chúng ta sẽ cảm thấy trống vắng, mất đi sự che chở. Tuyệt đối không được dùng chung bát hương giữa thờ Phật và thờ Gia tiên.

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Thờ Phật Bà Quan Âm không phân biệt ai. Như lời Đức Phật đã dạy, dù người tốt hay kẻ xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo. Nếu đã chọn thờ cúng Ngài tại gia, không gian thờ và việc thờ cúng cũng cần một số lưu ý.

Cân nhắc về chất liệu và kích thước tượng Bồ Tát để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân. Tượng phật không nên có khuyết điểm, không nguyên vẹn. Nếu tượng bị hỏng hóc, cần sửa lại hoặc thay mới, không nên tùy tiện vứt bỏ. Gia chủ có thể mang tượng lên chùa cúng quả. Hãy nhớ, phải khai quang điểm nhãn cho tượng Phật trước khi thờ cúng. Việc này bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn phía trên.

Tham khảo mẫu tượng Quan Âm Tự tại Bồ Tát ở làng đá Non Nước Đà Nẵng

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Vì sao nên chọn mua tượng Quán Tự Tại Bồ Tát bằng đá nguyên khối?

Nếu bạn là một phật tử, hay nói cách khác là một người theo đạo Phật chân chính thì nên thờ tượng Quán Tự Tại Bồ Tát. Điều này có thể được lý giải qua các tiêu chí sau đây:

  • Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát trong Phật giáo mang đến bình an và may mắn cho gia chủ.
  • Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát được chế tác bằng đá sẽ giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình thông suốt trí tuệ, có cái nhìn rõ ràng và sáng suốt hơn về mọi việc.
  • Sở hữu tượng phật được làm bằng đá sẽ nâng cao vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống của gia đình người theo đạo Phật.

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá

Báo giá tượng Quan Âm Tự Tại bằng đá đẹp uy tín chất lượng

Tùy thuộc vào các tiêu chí như hình dáng, kích thước, chất liệu đá tạo thành, yêu cầu đặt hàng riêng của khách hàng, và tùy thuộc theo chi phí vận chuyển tượng mà Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát bằng đá sẽ có giá khác nhau.

Tượng quán tự tại bồ tát bằng đá
Nếu chỉ tính đá tự nhiên nguyên khối được dùng để thi công công trình tượng phật thì cũng đã có rất nhiều loại. Trong số đó loại đá được ưa chuộng nhất là đá cẩm thạch trắng, cẩm thạch vàng, đá cẩm thạch đỏ, cẩm thạch đen, đá xanh nhập khẩu Ấn Độ,…. Giá đầu vào cho mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ không giống nhau. Do đó, sự đa dạng về giá bán Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát được hình thành.
Mỗi Bức Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát khi vận chuyển lắp đặt cần 1 đội ngũ lắp đặt vận chuyển tay nghề cao để đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Mỗi khách hàng khi có nhu cầu thỉnh Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát đá sẽ về 1 địa chỉ khác nhau nên sẽ có giá vận chuyển khác nhau tùy theo xa gần và quá trình lắp ráp dễ hay khó,…Tượng Đá Đức Toàn luôn cam kết cung cấp những sản phẩm tượng phật giá trị cao bằng việc sử dụng những loại đá thẩm mỹ và chất lượng nhất với mức chi phí tối ưu nhất dành cho mọi khách hàng.

Địa chỉ mua tượng Phật Quán Tự Tại Bồ Tát bằng đá uy tín, chất lượng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để mua tượng Phật Quán Tự Tại Bồ Tát bằng đá tự nhiên và nguyên khối, Tượng Đá Đức Toàn là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp tượng đá Phật Bồ Tát, Tượng Đá Đức Toàn đã khẳng định được vị trí của mình là một đơn vị hàng đầu.

Co So Tuong Da Duc Toan Cam Ket

Tượng Quan Âm Tự Tại Bồ Tác đẹp thì người tạc tượng phải có tay nghề lâu năm, tâm huyết với nghề mới tạc nên những tướng hảo của Phật. Mỗi tượng Phật Quán Tự Tại Bồ Tát được chế tác tại Tượng Đá Đức Toàn đều được thực hiện bởi các nghệ nhân tài ba. Chúng tôi sử dụng các loại đá tự nhiên cao cấp để tạo nên những tượng đá chất lượng, đảm bảo tính tự nhiên và sự bền vững vượt thời gian.

Đặc biệt, Tượng Đá Đức Toàn cam kết với việc giữ vững uy tín và chất lượng sản phẩm. Tất cả các tượng Phật Quán Tự Tại Bồ Tát đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra thị trường, đảm bảo rằng mỗi sản phẩm đều hoàn hảo và tốt nhất cho khách hàng.

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Tượng Đá Đức Toàn còn có đội ngũ nhân viên tận tâm và nhiệt huyết, luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn về các loại tượng Phật bằng đá và các loại đá phù hợp với nhu cầu của bạn.

Hãy đến với Tượng Đá Đức Toàn ngay hôm nay để lựa chọn cho mình một tượng quan âm tự tại đá đẹp chất lượng thỉnh về để mang lại bình an và may mắn cho mọi người trong gia đình nhé!

Thông tin Tượng Đá Đức Toàn – Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Đức Toàn số 1 tại Đà Nẵng
Mọi nhu cầu tìm mua tượng đá quý khách xin vui lòng liên hệ với Tượng Đá Đức Toàn qua emailhotline, hoặc inbox trực tiếp Facebook, Zalo, Viber để được tư vấn trực tiếp cho bạn.

Thay lời kết

Trên đây là các thông tin xoay quanh Quán Tự Tại Bồ Tát cũng như những ý nghĩa chi tiết nhất về tượng Đá của vị Bồ tát này. Hy vọng, các thông tin trên có thể giúp các gia chủ tìm kiếm cho mình được các mẫu tượng Phật ưng ý để mang đến nhiều bình an, may mắn cho gia đình.