Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời, trải qua các thời kỳ khác nhau tuy vẫn giữ được nét văn hóa lâu đời nhưng mỗi thời kỳ có sự phát triển riêng và điêu khắc cũng vậy. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, đân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thắng lợi lập nhiều chiến công hiển hách tạo ra một khí thế chung thật hào hùng phấn chấn. Những yếu tố tinh thần của xã hội thay đổi đã tác động và mỹ thuật và được bộc lộ rõ nét ở sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật. Hãy cùng Tượng Đá Đức Toàn tìm hiểu về Nghệ thuật điêu khắc thời Trần nhé!
Đôi nét về nghệ thuật điêu khắc thời Trần
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn, chú ý đến đại thể hơn là chi tiết, song hiệu quả nghệ thuật vẫn rất cao. Yếu tố tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến, tuy vẫn giữ được nét đặc trưng nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng. Các tác phẩm điêu khắc chính của thời kỳ này là bệ, tượng, điêu khắc trang trí và đồ gốm.
Những công trình điêu khắc thể hiện tại cung điện, chùa chiền, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa. Điêu khắc thời Trần được đánh giá có bước tiến bộ, chắc khỏe hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành. Chân các bệ, cột thường có hình hoa sen.
Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng. Chạm khắc để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như tác phẩm hoàn chỉnh, như: cảnh Dâng hoa – Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ đá chùa Hoa Long, Thanh Hóa), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh)…
Hình tượng loài Rồng thời Trần
Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đươi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời lý.Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vảy được chia thành hai tầng.Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay.
Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên trên nhưng không nhiều uốn khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu.Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những qui định khắt khe như thời Lý. Hình rồng được chạm nổi trên bia và bệ đá, cả trên gạch cũng có rất nhiều, nhưng đã có nhiều tượng rồng được xây thành cặp hai bên bậc lên xuống trước các cung điện hay chùa chiền.Bộ cửa điêu khắc hình rồng chùa Phổ Minh
Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường chùa Phổ Minh gồm bốn cánh chạm rồng, sóng nước, hoa lá và hoa văn hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi lòng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cùng với đuôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này vẫn còn giữ được những dấu ấn của chạm khắc nghệ thuật chạm khắc thời Trần .
Tác phẩm bằng đá
Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình ).Trần Thủ Độ là Thái Sư triều Trần, ông là người uy dũng, quyết đoán, người góp phần dựng lên vương triều Trần, người có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông cổ (1258). Khu lăng mộ của ông được xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình, ở lăng có tạc một con hổ.Tượng hổ có kích thước dài gần như thật (dài 1,43m) thân hình thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn.Tượng đã lột tả tính cách dũng mãnh của vị chúa sơn lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái, nằm xoải chân, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao. Tượng hổ tạo khối đơn giản, dứt khoát, có chọn lọc và được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi. Thông qua hình tượng con hổ, các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa đã nắm bắt và lột tả được tính cách, vẻ đường bệ, lẫm liệt của thái sư Trần Thủ Độ .Bây giờ đến Vũ Thư Thái Bình. Ta vẫn gặp một con hổ đá nằm im lìm giữa hoa hoang cỏ dại trong di tích hoang tàn lăng Trần Thủ Độ. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Tượng sư tử đá chùa Thông
Chùa Thông ở sườn núi đá( Thanh Hóa), cách thành nhà Hồ không xa mấy, theo thư tịch được xây năm 1270. Ngày nay đã bị phá hủy hoàn toàn, song trên nền cũ còn tượng một con sư tử bằng đá, dài 125cm nằm trên bệ liền khối chạm những lớp sóng nước chồng chất thường gặp ở giai đoạn cuối thời Lý đầu thời Trần, đầu hơi nghển và hơi quay về phía bên trái , bụng áp sát bệ, toàn thân thành một khối đóng kín.
Mặc dù đầu sư tử bị sứt mất cằm trên và mũi song toàn thể vẫn sống động với bờm tóc phủ qua gáy xuống lưng ,chiếc đuôi vắt lên mông, chân trước bên phải đặt lên quả cầu, những ngấn cổ song hành phập phồng. Và điều nổi bật nhất là toàn thân được phủ những bông hoa nhỏ nhiều cánh quen thuộc thường gặp trên nhiều tượng thời Lý. Mảng khối ở con sư tử mập căng, đường nét chải chuốt, các hoa văn tỉa tót như chạm bạc, chuẩn xác và tinh tế.
Tượng người bằng đá
Các bức tượng trong lăng mộ vua Trần Hiến Tông cao 130 cm đứng trên đế chữ nhật cạnh trước 39 cm cạnh bên 30 cm còn nổi trên đất 10 cm. Tượng và bệ liền một khối đá dựng thẳng đứng, tất cả khuôn lại trong một trụ gọn gàng như kiểu tượng mồ Tây Nguyên, không có những chi tiết nhô ngang dễ gãy. Có thể thấy bức tượng có hình dạng một viên quan hầu cận đứng nghiêm hai tay ép sát sườn rồi đưa ngang về phía trước bụng để nâng một vật như chiếc hộp trước ngực, nhưng bàn tay bị che khuất. Đầu tượng đội mũ bó sát thành băng ngang phía trên trán. Thân mặc áo dài quét đất, gấu áo hơi loe ra, phía trước để lộ hai bàn chân đi giày, ống tay áo rộng thành khối vuông trước bụng, áo không có trang trí mà chỉ có nếp chảy xuôi, 4 cạnh thân nổi rõ.
Như vậy toàn thân tượng cũng như các thành phần chính được quy về các khối hình học có góc cạnh rõ ràng điều đó làm tăng tính khúc triết, khỏe khoắn, dứt khoát. Đầu tượng hơi dài, mặt thon thả, mắt, mũi, miệng đều rất thực và ở trạng thái đăm chiêu, bình thản. Trong không gian lăng mộ giữa lũng hoang cạnh sườn núi, tượng quan hầu trang nghiêm và tĩnh lặng đến tuyệt đối và phảng phất một nỗi ưu tư.
Các bức tượng ở chùa Dâu
Trong chùa Dâu ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu , hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc, còn hai pho tương rất đẹp là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ chầu hai bên, với khuôn mặt sống động, đứng trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, đặc biệt tượng Ngọc Nữ vấn khăn, rẽ tóc mang đậm tâm hồn người Việt. Ngoài ra trong chùa chính còn rất nhiều các pho tượng cổ: Tượng Tổ Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, tượng Mạc Đĩnh Chi, các pho Kim Cương, Hộ Pháp. Tượng Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, Đức Ông được bày phía sau cũng là những tác phẩm điêu khắc giá trị.
Xem thêm
-
Tượng Tỳ Hưu Bằng Đá Phong Thủy – Linh Vật Thu Hút Tài Lộc Cho Gia Chủ
- Các Mẫu Tượng Đá Đức Mẹ Maria – Tượng Đức Mẹ Bằng Đá Đẹp
Các công trình kiến trúc nhà Trần
Đền An Sinh và lăng mộ nhà Trần
Đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nắm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20km để thờ “Bát Vị Hoàng Đế“ thời Trần. Đây là một trong những công trình tưởng niệm có giá trị lớn trong lịch sử Việt Nam và đã được bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử. Được trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn, quần thể di tích gồm một đền và tám lăng mộ.
Khu đền Sinh thuộc thôn Nghĩa Hưng là nơi thờ chung tám vị vua nhà Trần và lăng mộ của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Giản Định Đế. Lăng mộ Trần Anh Tông ở khu trại lốc, lăng Trần Minh Tông ở khu Khe Gạch, lăng Trần Hiến Tông ở khu Ao Bèo, Lăng Trần Dụ Tông ở khu Đống Tròn, lăng Trần Nghệ Tông ở khu Khe Nghệ. Ngoài việc xây dựng điện miếu ở mỗi lăng làm nơi thồ cúng, triều đình còn cho xây dựng ở khu đền Sinh nhiều tòa điện miếu lớn để làm nôi tế lễ bái yết và cắt cử các quan về trông coi cẩn thận, toàn bộ khu vực này trở thành thánh địa tôn nghiêm qua các triều Trần, Lê, Nguyễn. Di tích cung điện thời Trần ở làng Tức Mạc
Làng Tức Mạc Ở phía bắc ngoại thành Nam Định, cách trung tâm thành phố 3km (1.9 dặm ). Đây là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc. Khu di tích rộng tới hàng chục hecta, từ đền Thiên Trường, Cổ Trạch thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo đến chùa tháp Phổ Minh. Sử cũ cho biết, vào năm 1239, nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm.
Đến năm 1262, Thượng Hoàng đến chơi hành cung ở Tức Mạc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức mạc lên phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trần Quang để cho các vua đã nhường ngôi (Thái Thượng Hoàng) về ở. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng Hoàng thì về nghỉ tại đó. 700 năm trôi qua, khu cung điện không còn nữa, nay có đền Thiên Trường để thờ 14 vị vua Trần, đền Cổ Trạch thờ Trần Hưng Đạo, và chùa Phổ Minh với cây tháp Phổ Minh nổi tiếng.
Chùa phổ minh
Chùa Phổ Minh ( Phổ Minh Tự ) là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía bắc, vùng quê này là quê hương của vua Trần. Chùa còn có tên là Chùa Tháp. Biên niên sử, chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo các minh văn trên bia, trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý. Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262 tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật thời Trần.
Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, tòa thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng lớn, xếp theo hình chữ “công” bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Sau thượng điện, cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian. Ở giữa là 5 gian nhà tổ, bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ. Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc Chùa.
Tháp Bình Sơn
Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay là Tháp Then, là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng. Tháp được xây dựng từ thời Trần , nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh ( Chùa Then ) thuộc thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay, Tháp bình Sơn với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí phong phú điêu luyện, là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao vào bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam .Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng, theo các cụ cao niên địa phương kể lại thì trên nóc tháp còn có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể, có tổng độ cao là 16,5 m. tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 m cạnh của tầng thứ 11 là 1,55m. Bên ngoài, xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú.
Chùa Dâu
Chùa Dâu, còn có tên gọi là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như Chùa Cả, Cổ Châu Tự, Duyên Ứng Tự. Đây là ngôi chùa được đánh giá là xưa nhất Việt Nam.
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật Giáo Việt Nam, tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa dâu thờ Pháp Vân (mây pháp), Chùa Đậu thờ Pháp Vũ (mưa Pháp),Chùa Tướng thờ Pháp Lôi (Sấm Pháp), Chùa Dàn thờ Pháp Diện (chớp pháp), và Chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ cũa Tứ Pháp. Năm Chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.Chùa được xây dựng vào buổi đầu công nguyên, các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào thế kỷ thứ 6, nhà sư Ti-ni-đa-lui-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa Phật Giáo Việt Nam, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962. Chùa Dâu được gắn liền với sự tích Phật mẫu Man Nương, thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1km.
Địa chỉ bán tượng điêu khắc đá đẹp uy tín
Bạn đang tìm kiếm một mẫu tượng điêu khắc đá phong thuỷ, chất lượng và uy tín? Hãy để Tượng Đá Đức Toàn là điểm đến đáng tin cậy của bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chế tác và bán các mẫu tượng đá đẹp, chúng tôi tự hào là địa chỉ uy tín được khách hàng tin tưởng.
Chất lượng là cam kết hàng đầu của chúng tôi. Tượng Đá Đức Toàn chỉ sử dụng những loại đá tự nhiên tốt nhất cũng như có nghệ thuật tạc tượng đỉnh cao để tạo nên những tác phẩm tượng tượng điêu khắc đá độc đáo và tinh xảo. Chúng tôi luôn đảm bảo rằng từng chi tiết trên tượng đều được chạm khắc kỹ lưỡng và tinh tế, tạo nên một tượng đá vừa đẹp mắt vừa mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh.
Đội ngũ nghệ nhân tại Tượng Đá Đức Toàn là những người có tay nghề cao. Họ đã tạo ra những mẫu tượng tượng điêu khắc đá tuyệt đẹp.
Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời cũng là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi. Với chính sách giá rẻ nhưng không hề giảm chất lượng, Tượng Đá Đức Toàn mong muốn mọi người đều có cơ hội sở hữu một mẫu tượng tượng điêu khắc đá tuyệt vời trong ngôi nhà của mình.
Phong thuỷ là một yếu tố quan trọng mà chúng tôi luôn coi trọng. Những tượng đá của chúng tôi không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật, mà còn mang đến sự cân bằng, tịnh tâm và may mắn cho gia đình bạn. Chúng tôi tin rằng khi đặt tượng điêu khắc đá phong thuỷ trong nhà, bạn sẽ cảm nhận được năng lượng tích cực và sự yên bình.
Hãy đến với Tượng Đá Đức Toàn ngay hôm nay để khám phá bộ sưu tập tượng điêu khắc đá đẹp và độc đáo của chúng tôi. Đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn chọn lựa mẫu tượng phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của bạn. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm mua sắm vui vẻ và đáng nhớ.
- Hotline: 0905.228.579 (Hiền)
- Email: [email protected]
- Youtube: https://hi.switchy.io/9kK7
- Website: https://tuongdaductoan.com/
- Fanpage: https://www.fb.com/tuongdaductoan
- Địa chỉ: Lô 56, Nguyễn Duy Trinh, Làng Đá Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
- Tên chủ TK: Lê Thị Bích Hiền. STK: 0041000138866. Ngân Hàng Vietcombank CN Đà Nẵng.
Thay lời kết
Trên đây, Tượng Đá Đức Toàn đã mang đến bạn những thông tin hữu ích về Nghệ thuật điêu khắc thời Trần. Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về nghệ thuật điêu khắc thời nhà Trần Việt Nam ta. Có thể thấy nhà Trần đã đạt đến thời độ vàng son, phát triển vượt bật trở thành thời kì đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu thỉnh tượng đá thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Sinh ra và lớn lên tại làng đá mỹ nghệ Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng – nơi hội tụ những nghệ nhân điêu khắc đá tài hoa, từ nhỏ Lê Hiền đã nuôi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật điêu khắc đá. Với bao năm kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực này, chị luôn đau đáu muốn lưu giữ và truyền bá kiến thức quý báu về điêu khắc đá thông qua blog của mình. Qua việc chia sẻ, chị mong muốn đem đến cho cộng đồng yêu thích nghệ thuật điêu khắc đá cơ hội để lan tỏa niềm yêu nghề và tình yêu với nghệ thuật.
Trải qua hàng loạt năm tháng hoạt động, chị cùng đội ngũ của mình đã và đang không ngừng sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đá vô cùng độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân. Từ Tượng Phật Đá, Tượng Đá Công Giáo, Tượng Động Vật phong thủy, Đồ Thờ Cúng, Đài Phun Nước Bằng Đá cho tới những loại Tượng Đá khác, mỗi sản phẩm đều thể hiện sự tinh tế và chất lượng. Chị luôn coi trọng chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu và cam kết giữ mức giá cạnh tranh nhất đối với mọi tác phẩm.