Ngày nay, Thổ Địa và Thần Tài được thờ tự khá phổ biến trong nhiều gia đình. Các vị gia thần này thân thiết và gần gũi với tín chủ đến nỗi gần như không có một quy thức nào cần phải tuân thủ khi thờ cúng. Nhất là các gia đình kinh doanh, buôn bán thì không thể nào thiếu được, với mong cầu mang lại nhiều may mắn, tài lộc, phú quý. Nhưng nhiều người vẫn chưa hề biết được ông Địa là ai? và cách phân biệt tượng Ông Địa và Ông Thần Tài và đi cùng với đó là những lưu ý khi thờ cúng tượng ông Địa. Vậy hãy theo dõi bài viết này Tượng Đá Đức Toàn sẽ giúp bạn có kiến thức về điều này.
Ông Địa là ai?
Thổ Công, hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Thổ Thần, Thổ Địa, là một vị thần được tôn kính trong việc cai quản và bảo vệ các mảnh đất mà con người thờ cúng. Trong dân gian, có một câu ngạn ngữ phổ biến: “đất có thổ Công, sông có Hà Bá”, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Thổ Công trong việc bảo vệ và quản lý đất đai.
Mỗi gia đình đều có một vị thổ công chăm sóc và bảo vệ cửa nhà cũng như đất đai. Việc thờ cúng thổ địa đã tồn tại từ lâu đời, bởi người xưa tin rằng sự sung túc và đầy đủ trong cuộc sống chỉ đến từ đất đai mà họ sở hữu. Để đảm bảo công việc nông nghiệp luôn thuận lợi, người ta cần có sự giúp đỡ của các vị thần trong việc bảo vệ mùa màng và tài sản trên đất, từ đó, việc thờ cúng Thổ Công trở thành một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng của những người làm nông nghiệp.
Sự tích ông Địa
Người dân Việt Nam lâu nay chủ yếu sống bằng nông nghiệp, với đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Thổ Địa, Thần Đất được coi là vị thần hàng đầu của người nông dân. Ở Nam Bộ, vùng đất rộng lớn, lúc đầu là đầm lầy, rừng hoang, cỏ rậm và thú dữ, gây ra cảm giác lạ lẫm cho người dân. Họ tin rằng mọi thứ từ rừng, sông đều có thần linh, cần phải cúng bái để bảo vệ cuộc sống.
Thổ Công được tôn thờ như một vị thần bảo vệ ruộng đất. Hình ảnh ông Địa thường được miêu tả là một người trung niên, mập mạp, tươi cười, tay cầm quạt và điếu thuốc, phản ánh tính cách hài hước của người Nam Bộ.
Người Nam Bộ tin vào thần thánh, nhưng cũng có khi họ không hoàn toàn tín nhiệm. Khi gặp khó khăn, họ thỉnh cầu ông Địa, nhưng nếu không thành công, họ có thể “vứt” ông Địa đi. Sự gần gũi với ông Địa đã tạo nên nhiều câu chuyện dân gian, giải thích về tính cách và hình dạng của ông. Trong một truyền thuyết, ông Địa phình to vì bị đạp khi giúp Hà Bá gả con gái của mụ góa bụa.
Cách phân biệt Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài
Điểm giống nhau
Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài là những vị thần không có thực. Họ sống trong tâm linh của những người có cái tâm trong sáng, hướng về điều tốt. Những vị thần này đều đại diện cho những điều tốt lành, mong muốn của người tôn thờ.
Và đặc biệt, những vị thần này cũng có xuất thân gần gũi với chúng ta, luôn xuất hiện cùng nụ cười hiền hậu, chiếc bụng phệ và những điều tốt đẹp. Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài đã trở thành tín ngưỡng cao đẹp trong việc thờ phụng của mỗi nhà cũng như của thế giới tâm linh.
Điểm khác nhau để phân biệt
Trong khi Thổ Địa – Thổ Công thường được liên kết với hình ảnh của nụ cười hả hê, bụng phệ và chiếc quạt nan, Thần Tài lại thường được miêu tả mang trên mình những chiếc áo gấm lộng lẫy, trang sức quý giá, có thể là ngọc ngà hay châu báu, cùng với bộ râu dài và tay cầm tiền vàng – tất cả đều phản ánh đúng tên gọi của ông, thần của tài lộc
Tín ngưỡng thờ cúng ông Địa
Tín ngưỡng về việc thờ Thổ Công đã trải qua nhiều biến đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, trong ý thức của người dân Nam Bộ, Thổ Địa được xem như một vị thần mang lại phúc lợi, bảo vệ đất đai và đem lại sự giàu có cho gia chủ, giúp họ mau lành bệnh, tìm lại những vật đã mất và mời Thần Tài đến nhà.
Theo tín ngưỡng dân gian, việc thờ cúng Thổ Công giúp cho việc buôn bán phát đạt. Tuy nhiên, theo quan điểm của các tôn giáo Á Đông, Thổ Công là một vị thần bảo vệ địa phương và gia đình. Ở mức độ cao hơn, ông Địa được coi là một vị thần bảo hộ cho những người có đạo đức và những người tu hành, có tầm quan trọng trong lĩnh vực tâm linh.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa
Việc đặt bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa trong nhà có những nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ:
- Vị trí đặt: Bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa nên được đặt ở một góc nhà, ở dưới đất, nhưng không nên đặt phía dưới cầu thang. Vị trí này nên cho phép bao quát toàn bộ không gian và có thể quan sát được khách ra vào, đặc biệt phù hợp cho các cửa hàng kinh doanh hoặc nơi buôn bán để gia chủ có thể làm ăn phát đạt.
- Hướng đặt: Bàn thờ nên được đặt theo hướng tốt của gia chủ hoặc hướng nhận dòng vượng khí từ bên ngoài.
- Tường che chắn phía sau: Phía sau bàn thờ nên có tường che chắn để ngăn cản sự xâm phạm từ phía sau, tránh các vật nhọn chĩa vào có thể làm tổn hại tài khí. Cần tránh việc để những vật ô uế, bụi bậm ở nơi này và không nên đặt gần những nơi tối tăm có thể ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ.
- Tránh vị trí không sạch sẽ: Không nên đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh, trước gương hoặc nhà bếp, vì các khu vực này không đủ sạch sẽ và có thể làm giảm tính tôn nghiêm của không gian thờ cúng. Sai lầm này không chỉ không thu hút tài lộc mà còn có thể khiến gia chủ gặp khó khăn trong công việc kinh doanh.
Hướng đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa theo tuổi, mệnh
- Mệnh Kim nên đặt bàn thờ ThầnTài Ông Địa quay về các hướng tốt như: Đông Bắc (Diên Niên), Tây Bắc (hướng sinh khí), Tây Nam (Thiên y).
- Mệnh Mộc nên đặt bàn thờ quay về các hướng tốt: Tây Bắc (Diên niên), Đông (Diên niên), Đông Nam ( Phục vị).
- Mệnh Thủy nên đặt bàn thờ ThầnTài Ông Địa quay về các hướng tốt như: Tây (Diên niên), Tây Nam (Sinh Khí), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị).
- Mệnh Hỏa nên đặt bàn thờ ThầnTài Ông Địa quay về các hướng Nam (Sinh khí), Đông Nam (Diên niên), Bắc (Thiên y), Đông (Phục Vị).
- Mệnh Thổ nên đặt bàn thờ ThầnTài Ông Địa quay về các hướng Đông Bắc (Diên Niên), Đông Nam (Phục vị).
Cách bày trí bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa chuẩn
- Trên đỉnh bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Nếu nhìn từ bên ngoài vào, phía bên trái là Thần tài và phía bên phải là Thổ Địa. Phía sau Thần Tài, Thổ Địa là một tấm bài vị hoặc một tấm giấy đỏ.
- Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
- Giữa bàn thờ là một bát nhang.
- Khi thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa, phải xếp năm chén nước trên khay hình chữ nhất (nằm ngang) hoặc có thể xếp năm chén nước thành hình chữ thập. Tượng trưng cho “ngũ phương, ngũ thổ” và cũng là tương trưng cho ngũ hành.
- Cóc ngậm tiền vàng nên để bên trái (nhìn từ ngoài nhìn vào), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
Ngay bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa nên đặt bát nước “Minh Đường Tụ Thủy” (một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi), tức đổ đầy nước vào một cái bát và những bông hoa được trải trên mặt nước. Đây là một vật phẩm phong thủy không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa và cũng là vật trang trí phong thủy nhà cửa rất độc đáo.
Xem thêm:
-
Mẫu Tượng Phước Lộc Thọ Bằng Đá Đẹp – Tuyệt Phẩm Tượng Đá Non Nước
- Tượng Tam Thế Phật gồm ai? Những lưu ý cần biết khi thờ Tam Thế Phật trong gia đình
Những điều cần lưu ý khi thờ cúng ông Địa hàng ngày
Chăm sóc, vệ sinh thường xuyên cho bàn thờ ông Địa Thần Tài
Trên ban thờ gồm tượng Thổ Địa – Thần Tài cùng các vật phẩm phong thuỷ, hay vật phẩm thờ rất dễ bám bẩn. Vậy nên, trong quá trình thờ cúng hàng ngày thì gia chủ cần để ý và quan tâm việc lau dọn, tắm rửa tượng ông Địa – Thần Tài thường xuyên để tránh quá bụi bẩn.
Chuẩn bị lễ vật cúng chu đáo
Khi cúng trên bàn thờ ông Địa Thần Tài thì việc chuẩn bị lễ cúng cần đầy đủ và chu đáo, các vị thường có sở thích ăn thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi,… vậy nên các bạn cần để ý đến lễ vật nhé, để việc thờ cúng mang nhiều ý nghĩa nhất.
Cách thắp hương cho bàn bàn thờ ông Địa Thần Tài
Khi bàn thờ Thần Tài Ông Địa là mới thì cần thắp hương 100 ngày liên tục, đèn bàn thờ luôn phải để sáng. Theo các ngày lễ tết hay thỉnh cầu cần thắp hương theo số lượng 3, 5 nén hương cho các ngày lễ Tết.
Luôn để hoa quả tươi trên bàn thờ Thổ Địa Thần Tài
Loại hoa cúng bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được ưa chuộng nhất là hoa đồng tiền. Các gia chủ cũng cần lưu ý thay nước thường xuyên, chọn các cành hoa to và đẹp, tránh dập nát khi dâng lên bàn thờ.
Thời gian cúng tượng ông Địa hàng ngày
Thời gian thờ cúng hàng ngày cũng cần gia chủ lựa chọn phù hợp với thời gian công việc của bản thân, hoặc theo khung thời gian nhất định vào buổi sáng hoặc buổi tối, chứ không nên thắp hương cúng mỗi ngày một khung giờ khác nhau.
Trang phục của gia chủ khi cúng Thổ Địa
Về phía gia chủ khi thờ cúng tại bàn thờ ông Địa Thần Tài cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc, không được mặc quần áo lôi thôi, khi thực hiện thờ cúng cần thành tâm và trang nghiêm.
Địa chỉ mua bán tượng Thổ thần chất lượng
Chúng tôi tự tin cam kết với các sản phẩm đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng như:
- Chăm sóc khách hàng 24/7.
- Sản phẩm chất lượng đá cao cấp với giá cả tốt nhất..
- Bảo hành sản phẩm trọn đời.
- Cung cấp dịch vụ chế tác theo mẫu mã, kích thước khách yêu cầu.
- Vận chuyển và lắp đặt tận nơi.
- Thời gian hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết.
Bảng giá Tượng Thổ thần bằng đá giá tốt
Tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau của khách hàng yêu cầu mà giá Tượng Thổ thần bằng đá khác nhau. Ví dụ như giá tượng được làm bằng chất liệu đá tự nhiên và nguyên khối sẽ không giống với Tượng Thổ thần bằng bột đá hay các loại đá nhân tạo khác.
Do đó, mọi người muốn mua Tượng Thổ thần bằng đá thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
- Địa chỉ: Lô 56 Nguyễn Duy Trinh, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
- Hotline: 0905.228.579
- Email: [email protected]
- Fanpage: Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Đức Toàn
Thay lời kết
Trên đây là các hình tượng THỔ THẦN BẰNG ĐÁ mà chúng tôi mong muốn gửi đến bạn. Nếu bạn đang có ý định lựa chọn mẫu mã tượng thổ thần mà còn đang có thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi bạn nhé! Chúng tôi luôn hy vọng sẽ trở thành đối tác thân thiết với bạn!