Thuật ngữ “niết bàn” đã trở nên vô cùng quen thuộc trong giáo lý Phật giáo. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, niết bàn chỉ là một cảnh giới được tạo ra bởi trí tưởng tượng của con người, hay nói cách khác là không có thực. Vì vậy, để có cái nhìn rõ ràng hơn về nhập niết bàn là gì,liệu nó có thực sự tồn tại hay không, và làm thế nào để đạt được trạng thái niết bàn, hãy cùng Tượng Đá Đức Toàn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nhập niết bàn là gì?
Niết bàn trong ngôn ngữ Sanskrit là Nirvana, còn trong ngôn ngữ của Pali là Nibhana. Đoàn Trung Còn có lời giải thích rằng: Niết bàn là khi “cảnh trí nhà tu hành dứt bỏ phiền não, bản thân chẳng còn luyến ái”. Còn theo lời triết tự là: “Niết (Nir): thoát khỏi, Bàn (Vana): rừng rậm, nghĩa là thoát khỏi rừng rậm mê tối”.
Pháp sư Huyền Trang giải thích triết tự Niết bàn Nirvana (theo ngôn ngữ Sanskrit) như sau:
- Nir (niết): thoát khỏi, ly khai; vana (bàn): con đường quanh quẩn, vòng vèo, đổi thay. Nirvana là thoát khỏi con đường quanh quẩn (bứt phá ra khỏi vòng sinh tử luân hồi)
- Nir (niết): không; vana (bàn): hôi tanh, bẩn thỉu. Nirvana là không còn hôi tanh, dơ bẩn (trong trắng, thanh tịnh)
- Nir (niết): xa lìa, đào thải, vứt bỏ; vana (bàn): rừng rậm. Nirvana là xa lìa khỏi rừng rậm (đào thải phiền não của đời sống)..
Nhập niết bàn hiểu đơn giản là trạng thái trái ngược hoàn toàn với thế giới phàm tục, cảnh giới cao nhất mà bất cứ nhà tu hành nào cũng mong muốn tiến đến. Theo đó, niết bàn có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy góc nhìn mỗi người.
Theo giáo lý Phật pháp, niết bàn là sự giải thoát của các bậc đắc đạo. Theo quan điểm đạo đức, thì niết bàn lại là hành động diệt tham – sân – si. Trong khi đó, theo tâm lý học, thì niết bàn sẽ là sự xóa bỏ bản ngã, không trói buộc. Đạt được cảnh giới niết bàn, tức là con người đã tự giải thoát được nỗi khổ đau của chính mình, chấp nhận từ bỏ cuộc sống hồng trần để đến nơi an yên, thanh tịnh, không vướng bận điều gì.
Nhập niết bàn gồm những hình thức nào?
Niết bàn hữu dư y
Niết bàn hữu dư y là niết bàn ở trạng thái mà con người đã đạt được cảnh giới dứt sạch phiền não, vọng tưởng ba cõi. Tuy nhiên, trong thâm tâm vẫn còn nghiệp báo dư thừa.
Niết bàn vô dư y
Niết bàn vô dư y, trạng thái này có nghĩa là con người đã dứt sạch được phiền não hữu lậu, và cũng không mang thân của nghiệp báo trước
Niết bàn tự tánh
Niết bàn tự tánh là trạng thái vốn sẵn của chúng sanh mà không phải tu tập mới đạt được. Điều này cũng giống như thâm tâm trong sạch, không cần phải rèn giũa mới có.
Niết bàn vô trụ xứ
Niết bàn vô trụ xứ là trạng thái khi các vị Bồ Tát giác ngộ, giáo hóa chúng sanh trong lục đạo và lấy sự sinh tử của chúng sanh làm cảnh giới đắc đạo. Tuy có sự hy sinh, vào sinh ra tử, nhưng không phải lúc nào các vị cũng tự tại, vô ngại.
Ý nghĩa nhập niết bàn trong Phật giáo
Thế giới thực tại là khổ đau, thì Niết bàn là “khổ diệt”; thế giới thực tại là không sáng suốt “vô minh” thì Niết bàn là sáng suốt “vô minh diệt”… Có thể thấy nhiều đoạn kinh Phật nói về Niết bàn như sau: “Tiêu diệt dục vọng là Niết bàn, sự tĩnh lặng của mọi vật bị giới hạn, dứt bỏ mọi xấu xa, diệt dục vọng, giải thoát ra, chấm dứt, Niết bàn”; “Diệt hẳn, dứt khoát, xa lìa thủ, ái tận, vô dục, tịch tĩnh, Niết bàn”, “Chấm dứt dục vọng, vứt bỏ nó, thoát khỏi nó”.
Phật so sánh sự tiếp nối các đời trong luân hồi như lửa cháy tiếp nối trên ngọn nến. Nến tàn, nến khác lại thắp lên. Ngọn lửa truyền từ cây nến này sang cây nến khác như năng lượng nghiệp truyền từ đời này sang đời khác. Con người chỉ giải thoát khi nào dòng năng lượng tắt, dứt được nghiệp quả luân hồi.
Đạt được cảnh giới Niết bàn không phải là sự kết thúc của sinh mệnh. Niết bàn là điểm kết thúc, nhưng cũng là sự khởi đầu. Kết thúc tham – sân – si, sinh – lão – bệnh – tử, và bắt đầu một khởi đầu mới chính là thoát khỏi lục đạo luân hồi. Đó cũng chính là cảnh giới cao nhất mà hầu hết các chúng sanh, Phật tử đều hướng đến khi nguyện ước thác về cõi Phật và thọ mệnh dài lâu.
Trong cuộc sống, việc đạt được cảnh giới thiết bàn thực sự rất khó. Tuy nhiên, con người vẫn có thể dựa vào những triết lý này để rửa sạch thâm tâm, tu hành chính đạo. Kiểm soát tâm trí, điều hòa tứ đại cũng chính là cách để rời xa những cám dỗ, ác nghiệp sân si, từ đó tiêu diệt ý nghĩ xấu, si mê, sân hận trong tâm trí. Tu tập hàng ngày, các Phật tử cũng luôn ghi nhớ lời dạy của Đức Phật, kiểm soát thân tâm của mình để cuộc sống an lạc hơn mỗi ngày.
Thể nghiệm như thế nào để biết đắc niết bàn?
Đức Phật dạy rằng, để đắc được niết bàn, không phải tìm ở đâu xa. Bởi lẽ, niết bàn không phải là thực tế mà chúng ta có thể nhìn thấy, chạm thấy hay nghe thấy. Nói cách khác, thì niết bàn là một khái niệm phi thời gian, phi không gian và rất vô định.
Niết bàn có thể được tìm thấy trong thâm tâm mỗi người. Mười phương Chư Phật, chư vị Bồ Tát, các Đức Thánh Hiền chứng đắc niết bàn. Do đó, những ai muốn chứng nghiệm niết bàn, thì tâm phải thanh tịnh, tinh tấn thực hiện Giới – Định – Tuệ (ba pháp tu tam vô lậu học), thì mới có thể đạt đắc được niết bàn, thể nhập niết bàn.
Vạn vật không ngừng thay đổi, chúng sanh nếu còn vương vấn cõi đời, thì khó có thể thoát ra khỏi vòng tròn luân hồi nhân quả. Giải thoát cũng chính là khi con người ngừng tạo nghiệp, không tham sân si, không màng danh lợi. Con đường đến với niết bàn cũng sẽ mở ra khi bạn nhận thức được vạn vật vô thường, vô ngã, vô định. Hãy tự tu tâm tích đức, rèn luyện đúng chánh Pháp, thì chính bạn sẽ đạt được cảnh giới niết bàn ở trong tâm chứ không ở đâu khác.
Một số tượng Phật Nhập Niết Bàn đẹp
Dưới đây là một số tượng Phật Nhập Niết Bàn đẹp nhất 2024:
Xem thêm:
- Tượng Phật Nhập Niết Bàn là ai? Ý nghĩa của tượng phật Thích Ca Nhập Niết Bàn là gì?
- Mẫu tượng Phật Thích Ca bằng đá đẹp
- Tượng Phật Đản Sanh là gì?
Con đường dẫn đến niết bàn
Mỗi người đều có chánh niệm về giáo lý Bất nhị về cuộc sống trần tục và cuộc đời tu học, Nhờ vậy mới có thể đạt được đến trạng thái niết bàn trong Phật Giáo. Để đạt tới cảnh giới này, các Phật tử cần thực hành Bát Chánh Đạo.
Trong đó gồm có các mục như chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Đây chính là con đường Tam vô lậu học mà người tu hành thực hành chánh niệm, thiền định thường xuyên trên cơ sở kinh Tứ Niệm Xứ.
Vạn vật trong cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, nếu Phật tử còn vương vấn cõi đời sẽ bị kẹt trong vòng tròn luân hồi nhân quả. Giải thoát chính là khi chúng ta ngừng tạo nghiệp, không còn sân si, tham vọng… Con đường đến với niết bàn sẽ mở ra khi bạn nhận thức được vạn vật là vô thường và vô ngã. Do đó, bạn hãy tự tu tâm, tích đức, từ bỏ ham muốn trần tục.
Địa chỉ mua bán tượng Phật Nhập Niết Bàn chất lượng
Chúng tôi tự tin cam kết với các sản phẩm đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng như:
- Chăm sóc khách hàng 24/7.
- Sản phẩm chất lượng đá cao cấp với giá cả tốt nhất..
- Bảo hành sản phẩm trọn đời.
- Cung cấp dịch vụ chế tác theo mẫu mã, kích thước khách yêu cầu.
- Vận chuyển và lắp đặt tận nơi.
- Thời gian hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết.
Bảng giá Tượng Phật Nhập Niết Bàn bằng đá giá tốt
Tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau của khách hàng yêu cầu mà giá Tượng Phật Nhập Niết Bàn bằng đá khác nhau. Ví dụ như giá tượng được làm bằng chất liệu đá tự nhiên và nguyên khối sẽ không giống với Tượng Phật Nhập Niết Bàn bằng bột đá hay các loại đá nhân tạo khác.
Do đó, mọi người muốn mua Tượng Phật Nhập Niết Bàn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
- Địa chỉ: Lô 56 Nguyễn Duy Trinh, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
- Hotline: 0905.228.579
- Email: [email protected]
- Fanpage: Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Đức Toàn
Những câu hỏi liên quan đến nhập niết bàn
Cõi niết bàn ở đâu?
Theo quan niệm Phật giáo, chỉ khi một chúng sanh đã đạt được cảnh giới Vô Dư Niết Bàn và chứng bởi La Hán, thì mới được coi là niết bàn. Niết bàn sẽ tồn tại ngay trong tâm trí mỗi chúng ta chứ không ở đâu xa, nên thường thì Phật tử sẽ chọn một cuộc đời tu hành để đạt được cảnh giới này.
Đức phật nhập niết bàn như nào?
Đức Phật niết bàn vào ngày rằm tháng 2 âm lịch, năm 554 trước Công Nguyên. Mỗi năm vào ngày này, Phật tử khắp nơi thường sẽ tổ chứng lễ Phật nhập niết bàn để tưởng nhớ Đức Phật, răn theo lời Phật dạy và những triết lý, công hạnh Phật để lại cho đời sau. Tuy vậy, niết bàn cũng không phải là sự kết thúc của sinh mạng.
Nơi Đức phật nhập niết bàn?
Theo nhiều sử sách ghi lại, thì nơi Đức Phật nhập niết bàn chính là Thánh tích Kushinagar, tọa lạc ở thành Kushinagar, tiểu bang Utta Pradhesh của Ấn Độ. Trước đó, sau gần 50 năm đi thuyết pháp khắp nơi, Đức Phật đã tuyên bố với đại chúng Tỳ Kheo rằng: 3 tháng sau người sẽ nhập niết bàn tại rừng cây Ta La của thành cổ Kushinagar.
Đức phật nhập niết bàn từ năm bao nhiêu tuổi?
Đức Phật Thích Ca đã trải qua thời gian dài thành đạo, thuyết pháp và sau đó nhập niết bàn vào năm người 80 tuổi. Thời điểm này, người đã hoàn tất sứ mệnh truyền dạy chân lý và đạo đức, giúp chúng sanh khai ngộ, hướng thiện và nhận ra nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống.
Thay lời kết
Nhập Niết Bàn là gì, ý nghĩa của như thế nào đã được giải đáp cụ thể ở trên. Con đường học Phật vô cùng vi diệu với nhiều kiến thức mênh mông, vô tận để chúng ta khám phá. Hy vọng những chia sẻ nêu trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về cảnh giới này. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu thỉnh tượng phật thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!