Tương truyền rằng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì muốn Phật pháp được lưu truyền mãi mãi ở hậu thế nên đã dặn dò 18 vị La Hán vĩnh viễn ở lại thế gian hộ Pháp, thực hiện phổ độ chúng sinh, đoạn tuyệt muộn phiền tam giới. Vì vậy, hiện nay có vô số ngôi chùa đặt tượng La Hán để tưởng nhớ. Vậy Tượng Thập Bát La Hán là ai? Hãy cùng Tượng Đá Đức Toàn tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Thập bát La Hán (18 vị La Hán) gồm những ai?
Trong Phật giáo, 18 vị La Hán là những người đã đạt được Niết bàn và giải thoát khỏi vòng luân hồi vô tận. Trong 16 vị là người Ấn Độ, 2 vị được người Trung Quốc thêm vào thành 18 vị a la hán và nó ảnh hưởng đến nền Phật Giáo tại Việt Nam
1. Tọa Lộc La Hán (Pindola Bharadvaja)
La Hán Tọa Lộc có nguồn gốc từ Bà la môn và là một vị đại thần được biết đến trong triều vua Ưu Điền. Tuy nhiên, do niềm đam mê tu hành mạnh mẽ, ngài quyết định rời bỏ cuộc sống xa hoa và đầy những cám dỗ để vào núi để tập trung vào việc tu hành. Sau khi đạt được thành tựu trong tu hành, La Hán Tọa Lộc trở về triều đình, cưỡi nai và đưa ra lời khuyên có ý nghĩa giáo dục cho nhà vua.
2. Khánh Hỷ La Hán (Kanaka Vatsa)
Kanaka Vatsa là một nhà tranh luận xuất sắc, với kiến thức sâu rộng giúp ông phân biệt đúng sai. Khi được đặt câu hỏi về ý nghĩa của hạnh phúc, ông trả lời rằng hạnh phúc nằm ở niềm vui không phụ thuộc vào năm giác quan mà xuất phát từ tâm hồn sâu thẳm, tương tự như việc cảm nhận Phật trong lòng. Trong các cuộc tranh luận, Kanaka Vatsa thường mang vẻ mặt tươi cười và nổi tiếng với những bài giảng về hạnh phúc, khiến ông được biết đến với cái tên La Hán Khánh Hỷ.
3. Cử Bát La Hán (Kanaka Bharadvaja)
Ông là một vị hòa thượng hóa duyên. Phương pháp hóa duyên của ông rất khác người, ông giơ bát lên cao để hướng về người để xin ăn. Sau này thế nhân gọi ông là La Hán Cử Bát.
4. Thác Tháp La Hán (Nandimitra)
Ông là vị đệ tử cuối cùng của Phật Thích Ca Mâu Ni và đã tự chế tạo một cái tháp để tượng trưng cho Phật. Ông mang theo tháp này như một biểu tượng nhằm tưởng nhớ hành trình theo đuổi con đường của mình theo bước chân Phật. Ông được đời sau biết đến với tên gọi La Hán Thác Tháp.
5. Tĩnh Tọa La Hán (Nakula)
La Hán Tĩnh Tọa ban đầu là một võ sĩ. Sau khi quyết định xuất gia, Sư phụ của ông, nhằm giúp ông vượt qua tính cách lỗ mãng từ quá khứ, đã bắt ông ngồi tĩnh tọa. Khi ông thực hiện thực hành này, ông trải qua một trạng thái chứng quả a la hán, đây là lý do người đời sau gọi ông là Tĩnh Tọa La Hán.
6. Quá Giang La Hán (Bodhidruma)
Ông sinh ra dưới gốc cây Bạt Đà La, một loại cây quý hiếm ở Ấn Độ, do đó, người ta đặt tên ông là Bạt Đà La. Sau này, ông rời bỏ vàng bạc, bước ra thế giới truyền bá Phật giáo, đi thuyền vượt sông, vượt biển, và vì hành động này, ông được biết đến với danh hiệu La Hán Quá Giang.
7. Kỵ Tượng La Hán (Kalika)
Ông vốn là một vị thuần phục voi. Bởi vì năng lực và khả năng làm việc của voi lớn lại có thể nhìn xa. Vì vậy, người đời gọi ông với cái tên là La Hán Kỵ Tượng.
8. Tiếu Sư La Hán (Vajraputra)
Ông nguyên là một thợ săn dũng mãnh, ngay cả hổ và sư tử cũng bị ông săn bắt. Sau khi xuất gia ông từ bỏ sát sinh nên khi được chứng quả La Hán, có hai con sư tử đi đến bên ông cảm kích ông đã buông bỏ dao kiếm. Sau khi thành đạo, ông đã đưa hai con sư tử bên mình nên mọi người gọi ông là La Hán Tiếu Sư.
9. Khai Tâm La Hán (Gobaka)
Ông vốn là Thái tử Trung Thiên Trúc. Khi người em của ông muốn tranh đoạt ngôi vua với ông, ông nói: “Trong tâm ta chỉ có Phật, chứ không có Vương vị.” Hơn nữa, ông còn mở lồng ngực của mình ra, người em nhìn thấy quả nhiên trong tim ông có một vị Phật nên không làm loạn nữa. Cũng vì thế mà người đời gọi ông là Khai Tâm La Hán.
10. Thám Thủ La Hán (Panthaka)
Ông là người con được sinh ra ở ven đường. Ông là anh trai ruột của vị La Hán Kháng Môn. Mỗi khi ngồi đả tọa xong, ông liền giơ hai tay lên đầu và thở dài một hơi, nên sau này được người đời gọi là Thám Thủ La Hán.
11. Trầm tư La Hán (Rahula)
Ông là người con trai của Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo cha đi xuất gia làm một trong 10 đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi theo Phật xuất gia, nhờ sự giáo dưỡng của Thế Tôn, Ngài đã loại bỏ những tập khí vương giả và thói quen xấu và tu chứng quả la hán. Đây là vị La Hán có đức tính trầm lặng, không thích tranh cãi hơn thua. Ông hiệu La Hán Trầm Tư.
12. Khoái Nhĩ La Hán (Nagasena)
La Hán Khoái Nhĩ là một nhà lý luận nổi tiếng với khái niệm “nhĩ căn”, được biết đến rộng rãi trong cộng đồng. Khái niệm “nhĩ căn” bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý, đây là các cơ quan giác quan chính giúp chúng ta nhận thức thế giới. Trong số các cơ quan này, nhĩ căn đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình nhận thức. Với ý nghĩa này, việc thanh tịnh nhĩ căn trở thành chìa khóa quan trọng trên con đường trở thành Phật. Do vị La Hán này có nhĩ căn thanh tịnh nhất, khi tạc tượng trong Phật giáo, hình dáng của ông thường được biểu hiện như hình nhĩ căn.
13. Bố Đại La Hán (Angida)
Ông vốn là người bắt xà ở Ấn Độ cổ. Khi đi bắt xà trong núi ông thường mang túi to để tránh cho người đi đường bị rắn cắn. Sau đó ông lại nhổ bỏ răng độc của chúng đi và thả vào rừng núi. Bởi vì phát thiện tâm và đắc được quả vị La Hán bên thân ông luôn có chiếc túi nên người đời gọi ông là La Hán Bố Đại.
14. Ba Tiêu La Hán (Vanavasa)
Ông vốn là một người buôn bán. Ngày ông ra đời trời mưa rất to. Lá cây chuối ở hậu viện bị mưa rơi xuống kêu sột soạt nên mẹ ông đặt ông là Phạt Na Ba Tư (Tiếng Phạn có nghĩa là mưa). Sau này khi ông xuất gia thường hay đứng dưới cây chuối dụng công nên có tên là La Hán Ba Tiêu.
15. Trường Mi La Hán (Asita)
Ông vốn là một hòa thượng. Khi sinh ra ông đã có lông mày trắng dài rủ xuống, bởi kiếp trước ông chính là một hòa thượng tu hành, tu hành đến già, tóc đều rụng hết chỉ còn hai cọng lông mày dài.
Sau khi chết đầu thai chuyển thế, cọng lông mày này cũng được mang theo. Cha mẹ ông biết rõ ông là người tu hành cho nên lại đưa ông đi xuất gia. Cuối cùng ông tu thành La Hán và được thế nhân gọi là La Hán Trường Mi.
16. Kháng Môn La Hán (Culapanthaka)
Ông là em của vị La Hán Thám Thủ. Sau khi xuất gia, mỗi lần ông đi hóa duyên đều dùng nắm tay gõ cửa từng nhà để họ ra bố thí. Phật cho rằng cách của ông không ổn nên đã ban cho ông một cây gậy tích trượng.
Lúc ông hóa duyên thì dùng cây gậy này rung lắc trước cửa, chủ nhà nghe thấy thanh âm này sẽ vui mừng mà ra cửa bố thí. Vì vậy ông được gọi là La Hán Kháng Môn.
17. Hàng Long La Hán
Một tên ác ma ở Ấn Độ cổ đã xúi giục, kích động người dân ở nơi kia sát hại tăng nhân, hủy hết tượng Phật và đem hết kinh Phật cướp đi. Long Vương đã dùng nước bao phủ nơi đó và đem kinh Phật về long cung. Sau này Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương, thu hồi kinh Phật. Cho nên, người đời gọi ông là La Hán Hàng Long.
18. Phục Hổ La Hán
Ông vốn là một tăng nhân. Bên ngoài chùa của ông thường có hổ gầm nên ông cho rằng hổ đói bụng. Thế là, ông liền đem phần cơm của mình cho hổ ăn. Dần dà, hổ bị tấm lòng lương thiện của ông thu phục. Đây cũng là lý do mà mọi người gọi ông là La Hán Phục Hổ.
Ý nghĩa của tượng 18 vị La Hán
1. Sự khích lệ noi gương
Tượng La Hán biểu hiện những tư duy và tư tưởng tích cực, như lòng kiên nhẫn, lòng khoan dung, lòng từ bi và sự tự lập. Việc tạo ra những bức tượng này không chỉ mang lại nguồn cảm hứng mà còn khuyến khích và thúc đẩy phật tử cũng như người tu hành học tập và áp dụng những phẩm chất tích cực này vào cuộc sống hằng ngày.
2. Tạo không gian trang nghiêm nơi thiền định
Việc đặt tượng Thập Bát La Hán trong các ngôi đền, chùa hoặc phòng thiền tạo ra một không gian yên bình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành thiền định và thiền quán. Điều này giúp tạo nên một môi trường thuận lợi, hỗ trợ quá trình tập trung tinh thần và đạt đến tình trạng bình an tâm hồn.
3. Bảo vệ và chữa bệnh
Trong một số trường hợp, người ta tin rằng các tượng 18 vị La Hán có thể mang lại sự bảo vệ và chữa bệnh cho những người sở hữu chúng. Những tượng này được coi là những bậc thánh nhân có khả năng hỗ trợ và bảo vệ con người khỏi các nguy cơ và tai nạn.
4. Truyền tải ước nguyện
Người ta thường thực hiện lễ cúng tượng la hán bằng đá để truyền tải lời nguyện và ước nguyện cá nhân. Họ tin rằng việc này có thể giúp họ thư giãn tinh thần, loại bỏ nghi ngờ, và tiến triển trên con đường tâm linh, con đường công danh sự nghiệp.
5. Sự hỗ trợ trong việc tu hành
Mỗi vị La Hán đều mang đến một tư duy và phẩm chất đặc trưng, và việc đặt tượng của từng vị La Hán có thể giúp người tu hành tạo ra sự kết nối với các khía cạnh tinh thần khác nhau trong hành trình tu hành của họ. Các tượng La Hán có thể được sử dụng như công cụ hữu ích để khuyến khích thiền định, nghiên cứu kinh kệ và học hỏi về tư tưởng Phật giáo.
Địa Chỉ Điêu Khắc Tượng Thập Bát La Hán Bằng Đá Đẹp Mỹ Nghệ Chất Lượng Uy Tín
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị chế tác tượng La Hán uy tín và nổi tiếng, thì Tượng Đá Đức Toàn là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điêu khắc tượng đá mỹ nghệ và tạo hình tượng Phật đá tại làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà nẵng, Tượng Đá Đức Toàn đã xây dựng được danh tiếng vững chắc và uy tín không chỉ tại trong nước mà còn cả trong khu vực.
Tại Tượng Đá Đức Toàn, sự chất lượng và tinh tế được đặt lên hàng đầu. Mỗi tượng La Hán đá được tạo ra bởi đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề, mang trong mình sự tôn trọng và tâm huyết đối với nghệ thuật và tôn giáo. Không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn về hình dáng, chi tiết và tỉ mỉ, mà tượng còn mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc của 18 vị La Hán.
Tượng Đá Đức Toàn không chỉ tập trung vào việc tạo ra những tượng đá tinh xảo, mà còn chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên tận tâm và giàu kinh nghiệm tại Tượng Đá Đức Toàn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc chọn lựa, hiểu rõ về từng tượng và thậm chí cả về lịch sử, ý nghĩa của từng vị La Hán.
Điểm mạnh của Tượng Đá Đức Toàn không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, mà còn nằm ở việc họ xây dựng một môi trường mua sắm và trải nghiệm thú vị. Tại đây, bạn sẽ cảm nhận được sự tận tâm, chuyên nghiệp và sự tôn trọng đối với khách hàng.
Hãy để Tượng Đá Đức Toàn đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá tinh hoa nghệ thuật và tâm linh của 18 vị La Hán thông qua những tượng đá đầy ý nghĩa.
Chúng tôi tự tin cam kết với các sản phẩm đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng như:
- Chăm sóc khách hàng 24/7.
- Sản phẩm chất lượng đá cao cấp với giá cả tốt nhất..
- Bảo hành sản phẩm trọn đời.
- Cung cấp dịch vụ chế tác theo mẫu mã, kích thước khách yêu cầu.
- Vận chuyển và lắp đặt tận nơi.
- Thời gian hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết.
Gía Tượng Thập Bát La Hán Bằng Đá Chất Lượng Tự Nhiên
Mua tượng La Hán bằng đá thẩm mỹ đẹp và chất lượng chuẩn thì báo giá là yếu tố được quan tâm nhất. Không có mức giá cố định nào cho dòng sản phẩm này. Việc tính toán giá sẽ được thực hiện trên các yếu tố về chất liệu, kích thước, kiểu dáng, chi phí vận chuyển, thi công lắp đặt,..
- Địa chỉ: Lô 56, hẻm Nguyễn Duy Trinh, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
- Hotline: 0905.228.579
- Email: [email protected]
- Trang Fanpage: Cơ sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Đức Toàn
Thay lời kết
Trên đây là những thông tin về Tượng Thập Bát La Hán mà Tượng Đá Đức Toàn mong muốn gửi đến tất cả mọi người. Hình ảnh Phật Giáo luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, hướng về cái thiện đối với bất kỳ ai. Do đó, nếu có thể các bạn hãy lắng nghe lời dạy từ kinh phật nhiều hơn để thấu hiểu những tâm ý tốt đẹp trên đời. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu thỉnh tượng phật thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!