99+ Mẫu Tượng La Hán Bằng Đá – Tượng 18 Vị La Hán Đá Mỹ Nghệ Non Nước Đẹp Nhất Năm 2024
Thập bát La Hán mà người đời biết đến là chỉ 18 vị La Hán trong Phật giáo vĩnh viễn ở lại thế gian hộ Pháp. Tất cả họ đều là những nhân vật lịch sử, La Hán là những đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Những tác phẩm điêu khắc về 18 vị La Hán đẹp không chỉ là những bức tượng mà chúng còn là những dấu ấn về sự tinh tế, tỉ mỉ trong nghệ thuật đá. Chúng mang trong mình không chỉ vẻ đẹp hình thể mà còn là hình ảnh về lòng từ bi, sự giác ngộ và sự thanh thản của 18 vị La Hán. Hãy cùng Tượng Đá Đức Toàn tìm hiểu về Tượng La Hán bằng đá và ý nghĩa của tượng nhé!
Ý nghĩa của tượng La Hán đá là gì?
La Hán là phiên âm từ tiếng Phạn Arahat với 3 ý nghĩa là sát tặc, bất sinh và ứng cúng.
Sát tặc có nghĩa là giết sạch hết phiền não trong tâm, từ bỏ được tham, sân, si trong con người, tất cả những thứ phiền não đều được các ngài loại bỏ hết nên được gọi là sát tặc.
Bất sinh có nghĩa rằng các ngài đã đạt tới cảnh giới tịnh tâm không còn diệt sinh nữa, giải thoát được vòng sinh tử luân hồi, không còn phải tái sinh mà vĩnh viễn trở thành bất tử, đi vào cõi Niết Bàn.
Ứng cúng có nghĩa là các ngài xứng đáng được hưởng thụ sự dâng cúng của người đời.
Sự tích Thập Bát La Hán trong Phật giáo?
Trong sách Pháp Trụ Ký có ghi chép về sự tích Thập Bát La Hán do vị đại A-la-hán Nan Đề Mật Đà La còn có tên gọi khác là Khánh Hữu vốn là người Tích Lan sinh vào khoảng năm 800 sau Phật Niết Bàn. Theo như sách Pháp Trụ Ký thì ngài chỉ thuật lại kinh Pháp Tụ Ký do đức Phật thuyết giảng và trình bày danh tính, trú xứ, sứ mệnh của Thập Bát La Hán.
Sau khi sách Pháp Trụ Ký được pháp sư Huyền Trang dịch ra chữ Hán thì Thiền Sư Quán Hưu là một họa sĩ đã vẽ ra hình ảnh của Thập Bát La Hán. Tương truyền rằng, thiền sư nằm ngủ mơ thấy được hình ảnh của các ngài sau đó mới vẽ lại hình ảnh ấy. Hình ảnh được họa sĩ này vẽ các vị La Hán tìm thấy ở nơi vách tường Thiên Phật động tị Đôn Hoàng, Cam Túc, Trung Quốc. Ngoài ra, sau đó còn có một số vị họa sĩ khác cũng vẽ về hình ảnh các vị La Hán như Pháp Nguyện, Tăng Diệu, Pháp Cảnh.
Hình ảnh tượng Thập Bát La Hán bằng đá được các chùa tôn trí hình ảnh tuy nhiên sau đó người ta còn thêm tôn giả Khánh Hữu (Nan Đề MẬt Đa La) thành vị La Hán thứ 17 và tôn giả Tân Đầu Lô thành vị thứ 18. Thực chất Tân Đầu Lô chính là Tân Đầu Lô Bạt La Đọa Xa, vị la hán thứ nhất trong 16 vị La Hán nhưng do không am hiểu rõ ràng am tường kinh điển bởi không hiểu tiếng Phạn nên dẫn tới sự nhầm lẫn ấy.
Sau đó, Sa môn Giáp Phạm và đại thi hào Tô Đông Pha đã dựa vào con số 18 để tạo ra 18 bài văn ca tụng. Mỗi một bài đề tên một vị La Hán. Từ 18 bài văn ca tụng đó, họa sĩ Trung Huyền đã tạc thành tượng của 18 vị La Hán nhưng thay hai bị La Hán thứ 17, 18 thành tôn giả Ca Diếp và Quân Đề Bát Thán. Chính vì thế mà từ con số 16 vị La Hán trở thành Thập Bát La Hán.
Phật La Hán là gồm những ai?
Từ đời Nguyên của Trung Quốc thì người ta đã công nhận chính thức thành Thập Bát La Hán còn con số gồm 16 vị La Hán ban đầu chỉ còn lưu lại trong số sách. Nhưng ở Tây Tạng thì người ta lại thêm 2 vị Đạt Ma Đa La và Bố Đại Hòa Thượng hoặc 2 vị tôn giả Hoàng Long, Phục Hổ họa Ma Da Phu nhân và Di Lặc để thành 18 vị La Hán. Thập Bát La Hán vị La Hán
Tượng Thập Bát La Hán bao gồm: Ba Tiêu La Hán, Bố Đại La Hán, Cử Bát La Hán, Hàng Long La Hán, Khai Tâm La Hán, Kháng Môn La Hán, Khánh Hỷ La Hán, Khoái Nhĩ La Hán, Kỵ Tượng La Hán, Phục Hổ La Hán, Quá Giang La Hán, Thác Tháp La Hán, Thám Thủ La Hán, Tiếu Sư La Hán, Tĩnh Tọa La Hán, Tọa Lộc La Hán, Trầm Tư La Hán, Trường Mi La Hán.
1. Vị La Hán thứ nhất – Tôn giả Bạt La Đọa
Tọa Lộc La Hán, còn được biết đến với tên gọi Tân-đầu-lô-phả-đọa (Pindolabharadvaja), xuất thân từ tầng vị danh tiếng của vua Ưu Điền. Trải qua những năm tháng tu học, Ngài quyết định từ giã cuộc sống quan trở thành người xuất gia vào học hành và tu tập. Khi đạt chứng Thánh quả cưỡi hươu, Ngài trở về triều đình và khuyến hóa vua theo đạo. Vì sự cống hiến của mình, Ngài được tặng danh hiệu La Hán cỡi hươu.
Quy trình chế tác tượng Tọa Lộc La Hán:
2. Vị La Hán thứ hai – Tôn giả Già Phạt Tha
Khánh Hỷ La Hán, có tên khác là Ca-nặc-ca-phạt-tha (Kanakavatsa) hay Yết-nặc-ca-phược-sa, được biết là người luôn tuân thủ khuôn khổ với sự tinh tế trong từng lời nói và hành động. Đức Phật đã đánh giá cao Khánh Hỷ La Hán vì khả năng nhận biết sự rõ ràng giữa điều thiện và điều ác. Ngài thường đi du hóa khắp nơi với gương mặt tươi vui và dùng tài thuyết pháp để chiêu phục chúng sanh, bằng cách giảng dạy chân thật, Tôn Giả suốt đời như ngọn hải đăng đem ánh sáng Phật pháp soi rọi nhân sinh.
Cùng xem qua quy trình tạc tượng La Hán Khánh Hỷ tại Tượng Đá Đức Toàn:
Quy trình chế tác tượng Khánh Hỷ La Hán:
3. Vị La Hán thứ ba – Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà
Cử Bát La Hán, còn gọi là Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà (Kanakabharadvaja), nổi danh tại vùng Đông Thắng Thần Châu, nơi mà Đức Phật đã phó giáo hóa cho Ngài. Ông là một vị hòa thượng hóa duyên tuy nhiên, phương pháp hóa duyên của ông không giống người khác mà là ông giơ bát lên cao để hướng về người xin ăn.
Quy trình chế tác tượng Cử Bát La Hán:
4. Vị La Hán thứ tư – Tôn giả Tô Tần Đà
Thác Tháp La Hán, hay còn được gọi là Tô-tần-đà (Subinda). Nguyên tắc của Ngài rất đơn giản: ít nói, nhiệt tình giúp đỡ người khác. Hình tượng Ngài được tạo bởi bảo tháp thu nhỏ trên tay, tháp và nơi thờ xá lợi Phật, giữ tháp bên mình là giữa mạng mạch Phật pháp, vì thế Ngài được gọi là la hán Nâng Tháp. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài thường cùng 700 vị A-la hán phần nhiều trụ ở Bắc Câu Lô Châu.
Quy trình chế tác tượng Thác Tháp La Hán:
5. Vị La Hán thứ năm – Tôn giả Nặc Cự La
Tĩnh Tọa La Hán, hay còn được biết đến với tên Nặc-cù-la (Nakula). Với hình tượng ngồi kiết già trên một phiến đá, Ngài tượng trưng cho sự tĩnh lặng và sự kiểm soát trong mọi tình huống. Khi xưa, Vị La Hán này thuộc giai cấp Sát đế. Dù có sức mạnh vô song nhưng chỉ biết chiến tranh, chém giết. Sau này khi theo Phật xuất gia, ngài nhận quả La Hán trong tư thế tĩnh tọa. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài thường cùng 800 vị A la hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu.
Quy trình chế tác tượng Tĩnh Tọa La Hán:
6. Vị La Hán thứ sáu – Tôn giả Bạt Đà La
Quá Giang La Hán, còn được gọi là Bạt-đà-la (Bhadra). Vị La Hán này vốn là một người bồi bàn của Phật Tổ, quản việc tắm rửa của Phật Tổ. Mẹ của ông sinh ông ở dưới gốc cây Bạt Đà La – một loài cây quý hiếm của Ấn Độ, nên đặt tên ông là Bạt Đà La. Sau này ông đi thuyền vượt sông vượt biển để truyền bá Phật giáo nên có tên là “Quá Giang La Hán”.
Quy trình chế tác tượng Quá Giang La Hán:
7. Vị La Hán thứ bảy – Tôn giả Già Lực Già
Kỵ Tượng La Hán, tên thật là Ca-lý-ca (Kalika), trước khi xuất gia, đã làm nghề quản tượng. Sau khi đạt chứng quả A La Hán, Ngài đã được Đức Phật khuyên ở lại quê hương để ủng hộ Phật Pháp.
La Hán Kỵ Tượng được nghệ nhân điêu khắc tỉ mỉ đến từng chi tiết:
Quy trình chế tác tượng Kỵ Tượng La Hán:
8. Vị La Hán thứ tám – Tôn giả Phật Đà La
Tiếu Sư La Hán, tên thật là Phạt-xà-la-phất-đa-la (Vajraputra). Tương truyền trước kia ngài là thợ săn rất giỏi và đã giết nhiều loại động vật để con người có thịt để ăn và làm ra nhiều thứ từ lông, xương và da của chúng. Sức mạnh của ngài làm muôn thú phải sợ hãi. Sau khi xuất gia theo Đức Phật, Ngài đã trở thành A La Hán và Ngài có một con sư tử luôn xuất hiện bên cạnh.
Điêu khắc tướng mạo và sắc thái của tượng Tiếu Sư La Hán chân thực và tinh tế:
Quy trình chế tác tượng Tiếu Sư La Hán:
9. Vị La Hán thứ chín – Tôn giả Tuất Bác Già
Khai Tâm La Hán, còn gọi là Tuất Bác Ca (Jivaka). Khai Tâm La Hán ban đầu từng là Bà la môn nổi danh với hình tượng vạch áo bày ngực để lộ tâm Phật. Nghe nói rằng Đức Phật có thân cao một trượng sáu, Ngài đã sử dụng thân trúc để đo, nhưng bất kể cách đo thế nào, thân Phật vẫn cao hơn. Điều này đã khiến Khai Tâm La Hán khâm phục và quyết định quy y xin làm đệ tử.
Quy trình chế tác tượng Khai Tâm La Hán:
10. Vị La Hán thứ mười – Tôn giả Bạn Nặc Già
Thám Thủ La Hán, hay Bán-thác-ca (Panthaka). Hình tượng với cử chỉ đưa hai tay lên trời sau một buổi thiền định sảng khoái. Trước khi xuất gia, Ngài và em trai là Châu-lợi-bàn-đặc (Cullapatka) cùng nhau tu hành và hóa độ chúng sanh. Ngài thường cùng 1.100 vị a-la-hán chủ ở Tất lợi dương cù châu.
Quy trình chế tác tượng La Hán Thám Thủ:
11. Vị La Hán thứ mười một – Tôn giả La Hầu La
Trầm Tư La Hán, còn được biết đến với tên La-hầu-la (Rāhula). Trước khi xuất gia, Ngài đã có những thói quen không tốt như khích giả, trêu ghẹo người khác. Sau khi theo Phật xuất gia, nhờ sự giáo dưỡng của Thế Tôn, Ngài đã loại bỏ những tập khí vương giả và thói quen xấu và tu chứng quả la hán. Đây là vị La Hán có đức tính trầm lặng, không thích tranh cãi hơn thua.
Quy trình chế tác tượng La Hán Trầm Tư:
12. Vị La Hán thứ mười hai – Tôn giả Na Già Tê
Khoái Nhĩ La Hán, tên thường gọi là Na-già-tê-na (Nagasena), nổi tiếng với khả năng biện luận xuất sắc. Có khả năng dùng âm thanh thuyết pháp để dẫn dắt người ta vào đạo. Tượng trưng bằng hình ảnh đang ngoáy tai thú vị, Na-già-tê-na đã sử dụng tài biện luận để giúp vua Di-lan trở thành vị vua anh minh và ủng hộ đắc đạo của Phật.
Quy trình chế tác tượng La Hán Khoái Nhĩ:
13. Vị La Hán thứ mười ba- Tôn giả Nhân Già Đà
Bố Đại La Hán, tên thường gọi là Nhân-yết-đà – Nhân-kiệt-đà (Angada). Ngài được biết đến là người chuyên bắt rắn tại Ấn Độ, Ngài thường bẻ nanh độc và thả chúng lên núi. Hành động từ bi của ngài xuất phát bởi tấm lòng nhân ái. Sau này, hình tượng của vị La Hán này gắn liền với một túi vải mang theo bên mình, dùng để đựng rắn. Hình tượng của Ngài mập mạp, bụng to thể hiện Bố Đại La Hán như hiện thân của Bồ Tát Di Lặc.
Quy trình chế tác tượng La Hán Bố Đại:
14. Vị La Hán thứ mười bốn- Tôn giả Phạt Na Ba Tư
Ba Tiêu La Hán, hay còn gọi là Phạt-na-bà-tư (Vanavàsin). Tương truyền mẹ Ngài khi vào rừng viếng cảnh, không ngờ gặp mưa to dữ dội. Bà hạ sanh ngài trong hoàn cảnh đó. Sau này, khi xuất gia vào nhà Phật, Ngài có đặc điểm là thích tu tập trong núi rừng và đứng dưới tán cây chuối nên được gọi là La Hán Ba Tiêu.
Quy trình chế tác tượng Ba Tiêu La Hán:
15. Vị La Hán thứ mười năm – Tôn giả A Thị Đa
Trường Mi La Hán, hay còn gọi là A-thị-đa (Ajita) thuộc phái Bà-la-môn ở Xá-vệ. Khi mới sinh đã lông mày dài rũ xuống điềm báo kiếp trước Ngài là một nhà tu hành. Sau xuất gia vào đạo Phật, Ngài chuyên tâm vào thiền quán và đạt được chứng thánh quả La Hán. Dù đã tu đến cảnh giới La Hán, Trường Mi La Hán vẫn hành hương và du hóa khắp nơi trong cõi đời.
Quy trình chế tác tượng Trường Mi La Hán:
16. Vị La Hán thứ mười sáu – Tôn giả Hán Đồ Bạn Trá Già
Kháng Môn La Hán, tên là Chú-trà-bán-thác-ca hoặc Châu-lợi-bàn-đặc (Cullapatka), là một bậc tượng Phật điển hình cho phẩm chất nhẫn nại và sự kiên nhẫn. Sau khi xuất gia, mỗi lần ông đi hóa duyên đều dùng nắm tay gõ cửa từng nhà để họ ra bố thí. Phật cho rằng cách của ông không ổn nên đã ban cho ông một cây gậy tích trượng. Lúc ông hóa duyên thì dùng cây gậy này rung lắc trước cửa, chủ nhà nghe thấy thanh âm này sẽ vui mừng mà ra cửa bố thí.
Quy trình chế tác tượng Kháng Môn La Hán:
17. Vị La Hán thứ mười bảy – Tôn giả Vi Khánh Hữu
Hàng Long La Hán, tên Nan-đề-mật-đa-la (Nandimitra), là một vị thánh đạt quảng đại với đạo hạnh cao cả. Một tên ác ma ở Ấn Độ cổ đã xúi giục, kích động người dân ở nơi kia sát hại tăng nhân, hủy hết tượng Phật và đem hết kinh Phật cướp đi. Long Vương đã dùng nước bao phủ nơi đó và đem kinh Phật về long cung. Sau này Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương, thu hồi kinh Phật. Cho nên, người đời gọi ông là Hàng Long La Hán.
Quy trình chế tác tượng Hàng Long La Hán:
18. Vị La Hán thứ mười tám – Tôn giả Vi Tân Đầu Lô
Phục Hổ La Hán, tên Đạt-ma-đa-la (Dharmatrata). Ông vốn là một tăng nhân. Bên ngoài chùa của ông thường có hổ gầm nên ông cho rằng hổ đói bụng. Thế là, ông liền đem phần cơm của mình cho hổ ăn. Dần dà, hổ bị tấm lòng lương thiện của ông thu phục.
Quy trình chế tác tượng Phục Hổ La Hán:
Cấu Tạo Của Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Non Nước
Nếu độc đáo của tượng La Hán đá là ở hình dáng tư thế, nét mặt, cử chỉ, nội tâm của các vị. Mỗi Vị La Hán đều mang một vẻ sinh động và gần gũi, vị đứng, vị ngồi, vị chau mày, thể hiện sự cao quý, tôn nghiêm. Tượng La Hán Bằng Đá Đẹp Nhất
Bộ tượng đá 18 vị La Hán thường được khắc họa với
5 tượng la hán cưỡi thú
5 tượng la hán ở tư thế đứng
8 tượng la hán ở tư thế ngồi
Mỗi vùng miền khác nhau thì tượng La Hán được khắc họa với những nét riêng biệt như ở miền Bắc tượng La Hán thường ở tư thế ngồi trên bệ tự nhiên như tảng đá, gốc cây, còn miền Nam thì thường La Hán trong tư thế cưỡi trên lưng các con thú.
Quy trình chế tác tượng 18 vị la hán đá hoàn thiện cho khách
Vị Trí Đặt Tượng Đá 18 Vị La Hán
Vị trí đặt tượng 18 vị La Hán bằng đá tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong khuôn viên của các ngôi chùa, ở lối đi dẫn vào chính điện nơi thờ các vị Phật, đúng như ý nghĩa các vị La Hán là người dẫn dắt chúng ta đến với Đức Phật, khai lỗi cho con người quy y cửa Phật. Các chùa chiền thường thỉnh tượng 18 vị La Hán về để bảo vệ cho không gian chùa.
Bộ tượng 18 Vị La Hán cũng có thể đặt ở tư gia trong khuôn viên những căn biệt thự, nhà vườn hay lâu đài rộng lớn, có thể có những mẫu tượng La Hán nhỏ hoặc kích thước mini có thể đặt trong nhà.
Theo các chuyên gia phong thủy, trong trường hợp mua tượng đặt tại nhà, bạn nên đặt từ hướng ra cửa hoặc cổng để bảo hộ gia chủ. Tại vị trí hướng hợp với tuổi mệnh của gia chủ, như vậy sẽ đem lại nguồn vượng khí tốt nhất, hóa giải được các sát khí, nguồn năng lượng xấu.
Bên cạnh đó, còn cần phải chú ý đến những điều cấm kỵ về vị trí như: tuyệt đối không đặt tượng trên nền nhà, tránh đặt tượng các vị trí nhà bếp, cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hay những nơi tối tăm,…
Những Lưu Ý Cần Biết Khi Đặt Mua Tượng 18 Vị La Hán Bằng Đá Mỹ Nghệ Non Nước Đà Nẵng
Khi mua tượng La Hán, cần chú trọng đến yếu tố ngoại hình: Tượng cần có ngũ quan như mắt, mũi, tai…. rõ ràng, không sứt mẻ. Màu sắc nhã nhặn và tươi sáng. Pho tượng đá đẹp, đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về phong thủy… mới hỗ trợ may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tượng được làm từ nhiều chất liệu đá tự nhiên nguyên khối cẩm thạch trắng và mịn, Những chi tiết, nét mặt được tạc, điêu khắc tỷ mỹ giúp cho Tượng có hồn và màu nhiệm.
Tượng Thập Bát La Hán bằng đá thiêng liêng phụ thuộc vào chất liệu và tâm người chế tác. Bức tượng hiện lên trang nghiêm, tuyệt đẹp là nhờ sự trau chuốt tỉ mỉ trong từng công đoạn, khiến cho người chiêm ngưỡng khởi lòng thành kính, lòng nhẹ, tâm an.
Tượng đá 18 Vị La Hán nói riêng và những mẫu tượng khác nói chung nói đều được nghệ nhân điêu khắc thủ công từ 100% đá tự nhiên, sau đó trau chuốt tỉ mỉ từng chi tiết. Cũng là tượng Phật, nhưng khi người làm nghề điêu khắc đá đặt tâm vào từng công đoạn, có dày dặn kinh nghiệm thì bức tượng hiện lên rất chân thực, biểu đạt được lòng từ bi rộng lớn và thần thái ung dung tự tại của Đức Phật.
Tượng Phật là tâm linh vì vậy đã dùng thì nên tìm hiểu kỹ và dùng sản phẩm tốt để tránh hư hỏng, phạm kị. Dù bạn có chọn được vị trí đặt tượng La Hán ở đâu chuẩn phong thủy mà chất lượng không đảm bảo cũng ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của mình.
Địa Chỉ Điêu Khắc Tượng Thập Bát La Hán Bằng Đá Đẹp Mỹ Nghệ Chất Lượng Uy Tín
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị chế tác tượng La Hán uy tín và nổi tiếng, thì Tượng Đá Đức Toàn là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điêu khắc tượng đá mỹ nghệ và tạo hình tượng Phật đá tại làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà nẵng, Tượng Đá Đức Toàn đã xây dựng được danh tiếng vững chắc và uy tín không chỉ tại trong nước mà còn cả trong khu vực.
Tại Tượng Đá Đức Toàn, sự chất lượng và tinh tế được đặt lên hàng đầu. Mỗi tượng La Hán đá được tạo ra bởi đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề, mang trong mình sự tôn trọng và tâm huyết đối với nghệ thuật và tôn giáo. Không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn về hình dáng, chi tiết và tỉ mỉ, mà tượng còn mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc của 18 vị La Hán.
Tượng Đá Đức Toàn không chỉ tập trung vào việc tạo ra những tượng đá tinh xảo, mà còn chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên tận tâm và giàu kinh nghiệm tại Tượng Đá Đức Toàn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc chọn lựa, hiểu rõ về từng tượng và thậm chí cả về lịch sử, ý nghĩa của từng vị La Hán.
Điểm mạnh của Tượng Đá Đức Toàn không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, mà còn nằm ở việc họ xây dựng một môi trường mua sắm và trải nghiệm thú vị. Tại đây, bạn sẽ cảm nhận được sự tận tâm, chuyên nghiệp và sự tôn trọng đối với khách hàng.
Hãy để Tượng Đá Đức Toàn đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá tinh hoa nghệ thuật và tâm linh của 18 vị La Hán thông qua những tượng đá đầy ý nghĩa.
Chúng tôi tự tin cam kết với các sản phẩm đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng như:
- Chăm sóc khách hàng 24/7.
- Sản phẩm chất lượng đá cao cấp với giá cả tốt nhất..
- Bảo hành sản phẩm trọn đời.
- Cung cấp dịch vụ chế tác theo mẫu mã, kích thước khách yêu cầu.
- Vận chuyển và lắp đặt tận nơi.
- Thời gian hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết.
Gía Tượng Thập Bát La Hán Bằng Đá Chất Lượng Tự Nhiên
Mua tượng Thập Bát La Hán thẩm mỹ đẹp và chất lượng chuẩn thì báo giá là yếu tố được quan tâm nhất. Không có mức giá cố định nào cho dòng sản phẩm này. Việc tính toán giá sẽ được thực hiện trên các yếu tố về chất liệu, kích thước, kiểu dáng, chi phí vận chuyển, thi công lắp đặt,..
Mọi nhu cầu mua Tượng La Hán Bằng Đá chuẩn phong thủy hay sản phẩm bất kỳ quý khách xin vui lòng liên hệ với Tượng Đá Đức Toàn để được tư vấn và báo giá chi tiết và cụ thể.
Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Đức Toàn số 1 tại Đà Nẵng
Thông tin liên hệ Tượng đá Đức Toàn:
Địa chỉ: Lô 56, hẻm Nguyễn Duy Trinh, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Hotline: 0905.228.579
Email: [email protected]
Trang Fanpage: Cơ sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Đức Toàn
Thay lời kết
Trên đây là những thông tin về Tượng La Hán bằng đá mà Tượng Đá Đức Toàn mong muốn gửi đến tất cả mọi người. Hình ảnh Phật Giáo luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, hướng về cái thiện đối với bất kỳ ai. Do đó, nếu có thể các bạn hãy lắng nghe lời dạy từ kinh phật nhiều hơn để thấu hiểu những tâm ý tốt đẹp trên đời. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu thỉnh tượng phật thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!